LỊCH SỬ GIÁO HỘI MENNONITE VIỆT NAM
Nguồn gốc Hội Thánh Mennonite
Lịch sử Hội Thánh Mennonite đầu tiên được thành lập ở Zurich (Thụy-Sĩ) vào năm 1525 cùng với các nhóm khác thuộc phong trào Cải Cách Vĩ Đại như Martin Luther. Hội Thánh Mennonite lúc đó gồm những nhóm anh em người Thụy Sĩ hay Stauffer đã không đồng quan điểm việc tin nhận rằng Kinh Thánh phải báp têm cho trẻ em và việc Hội Thánh và chính phủ liên hiệp nhau. Vì lý do đó họ mang tên là phái Anabaptiste. Nhưng danh hiệu Anabaptist được khởi xướng vào đầu năm 1953 tại Hoà Lan trước đó do ông Obbe Philip thiết lập. Ông Philip làm Báp-têm cho ông Menno Simons vào đầu năm 1536. Ông Menno Simons là một vị Linh Mục thuộc hội La-Mã Giáo, sanh năm 1492 và qua đời năm 1559. Khi ông Menno trở lại với Kinh Thánh thì ông thành lập nhiều hội Anabaptiste ở Hoà Lan và Bắc Đức Quốc.[1]
Theo thời gian các Hội Thánh mang tên những vị lãnh đạo của họ như Lutherans. Giáo phái Mennonite thì được đặt tên theo ông Menno Simons. Mặc dù ông không khởi xướng phong trào mang tên ông nhưng cũng đã làm nhiều điều để thúc đẩy cho phong trào. Tín đồ của hội Anabaptiste kính mến ông nên lấy tên ông đặt cho phong trào là Mennonites.
Tín đồ Mennonite tăng rất đông từ khi vua Hennry VIII mời họ qua Anh Quốc cũng như tại Đức Quốc, Thụy Sĩ, và Hoà Làn. Giáo phái Mennonite thường gặp sự chống đối, ngăn cản khó khăn. Vì cớ gây nên những sự khó khăn đó là do Mennonite không ưng thuận việc Hội Thánh với Chính phủ làm một.
(Hình minh hoạ)
Cuộc tuận đạo diễn ra rất khốc liệt, vì vậy nhóm Mennonite sang tỵ nạn tại Mỹ Châu.[2]
Vào năm 1783, tại Mỹ Châu, người Mennonite còn định cư tại vùng Philadelphia và Lancaster, Pennsylvania và khắp trên đất nước Canada. Vào năm 1788, một số đông người Mennonite di cư đến vùng Ukraina (Nga sô) và khi con số lên đến 120.000 người thì cộng sản lại bắt đầu đàn áp họ vào năm 1920. Sau đó cũng trong thế kỷ này, họ lại đời đến vùng Châu Mỹ La Tinh, đặc biệt từ Nga Sô. Ngày nay người Mennonite từ Phi Châu, Á Châu và Nam Mỹ hiện đang vượt trội hơn số người Mennonite ở Âu Mỹ nữa theo thời gian.[3]
Ngày nay có khoảng 2.000.000 tín hữu Mennonite trên thế giới, một con số khá khiêm tốn, nhưng người Mennonite giữ đạo và sống đạo mang tính tập thể rất cao.
Tin Lành Mennonite tại Việt Nam trước 1975:
Trong năm 1954 Hội từ thiện Mennonite Central Committee (MCC) đến Việt Nam trong lúc có chiến tranh, với mục đích giúp cho hàng ngàn tỵ nạn miền bắc chạy vào miền Nam, sau hiệp định Gerneve đã chia đôi nước Việt Nam ở Vĩ Tuyến 17. MCC chỉ là Hội Cứu Tế và Từ Thiện, trụ sở ở 330 Phan Thanh Giản Sài Gòn. Hội này riêng biệt với Hội Truyền Giáo Mennonite do Hội Eastern Mennonite Board of Missions (EMM) sai phái sang Việt Nam.
EMM đã đến Việt nam mùa thu năm 1957 qua sự kết nối của Hội MCC và Hội CMA. EMM chuyên lo về công tác truyền giáo. Các giáo sĩ sang Việt Nam phải học tiếng anh hai năm và sau đó mở một vài trung tâm như: Gia Định, Sài Gòn, Cần Thơ, Phú Thọ và mở phòng giảng ở ĐaKao, ở Bàn Cờ và mở lớp Kinh Thánh. Một trung tâm khác cũng được mở trên đường Phan Văn Trị. Công việc bắt đầu của nhóm giáo sĩ này chủ yếu tiếp xúc với thanh niên và thăm viếng. Họ mở phòng đọc sách, làm nhà thờ, tổ chức tủ sách cho mượn, phòng dạy Kinh Thánh, dạy Thiếu Nhi buổi sáng Chúa Nhật và Nhóm cầu nguyện. Ngày 19 tháng 8 năm 1964, Giáo hội Tin Lành Mennonite Việt Nam được chính phủ Việt Nam Công Hòa cấp pháp nhân. Vào tháng 3 năm 1965, Hội Thánh Mennonite hình thành tại Gia Định, trung tâm Giáo Hội và trường Rạng Đông được hình thành.
Theo trình bày của giáo sĩ Luke Martin, vào năm 1971, 3 trung tâm ở Sài Gòn/ Gia Định và một ở Cần Thơ đã được chính phủ Việt Nam Cộng Hoà công nhận. Chương trình lớp Kinh Thánh Lời Hằng Sống Hàm Thụ có văn phòng hành chánh hoạt động chính của EMM tại 336 Phan Thanh Giản, Sài Gòn. Mỗi tháng có 400 đến 500 người theo học. 3000 người đã được cấp chứng chỉ. Và các chương trình giáo dục khác cũng được tổ chức, giúp học bổng cho các học sinh gia đình nghèo...
Dưới đây là danh sách các giáo sĩ Mennonite đến Việt Nam:
- James và Arlene Stauffer (1957).
- Everett và Margaret Metzler (1957).
- James và Rachel Metzler (1962).
- Luke và Mary Martin (1962).
- Donald và Doris Sensenig (1963). Và một vài giáo sĩ khác như:
- Luke và Dorothy Beidler, Paul và Esther Bucher, và hai người độc thân là Titus Peachey và Maynard Shirk.
Tin Lành Mennonite sau 1975:
Sau biến cố 30/4/1975, cũng như các Giáo hội bạn, Giáo hội Tin lành Mennonite Việt Nam ngừng hoạt động, các mục sư, giáo sỹ hải ngoại về nước. Mục sư Trần Xuân Quang là truyền đạo thuộc Hội Thánh Tin Lành Việt Nam được Hội Thánh Mennonite phong chức Mục sư (16/05/1969) cũng sang Hoa kỳ, còn truyền đạo Nguyễn Hữu Lắm là chức sắc Mennonite đã tốt nghiệp tường Thần học còn lại tại Việt Nam nhưng không họat động xây dựng Hội Thánh Mennonite được vì nhiều lý do tế nhị.
Trụ sở Giáo hội tại 336 Phan Thanh Giản, Sài Gòn cũ (Điện Biên Phủ) và trụ sở 330 Phan Thanh Giản của cơ quan cứu tế Mennonite tại 330 Phan Thanh Giản, Giáo sở tại Gia Định (nay Trần Kế Xương) đều bị nhà nước trưng dụng kể cả Giáo sở tại Cần Thơ.
Vào năm 1992, cơ quan xã hội Mennonite (MCC) trở lại Việt Nam và được chính phủ Việt Nam cho mở văn phòng tại 115 Láng Hạ, Hà Nội. Việc cứu tế xã hội của MCC được họat động cho tới nay; qua việc này cơ quan MCC có cựu tín hữu Mennonite trước năm 1975 tham gia với vai trò nhân viên xã hội là Ông Nguyễn Quang Trung.
Vào năm 1996 qua MS Nguyễn Văn Huệ, MS Phạm Xuân Tín, Nhóm Thông Công Cơ Đốc Tân Bình và Hội Thánh Tình Thương Cơ Đốc Việt Nam được giới thiệu về tinh thần, lối sống và trách nhiệm người Mennonite.
Năm 1996, MS Phạm Hữu Nhiên và MS Lê Ngọc Cẩn thuộc Liên Hữu Tin Lành Mennonite Bắc Mỹ về Việt Nam chính thức hợp tác với MS Nguyễn Hồng Quang, Hội Thánh Tình Thương cơ đốc, và nhóm thông công cơ đốc tái tổ chức phục hồi hoạt động của Hội Thánh Mennonite tại Việt Nam. Hội Thánh Mennonite ban đầu có 7 nhân sự và 300 thành viên.
Vào tháng 4 năm 1999, dưới sự giúp đỡ của Hội Trưởng Liên Hữu Tin Lành Mennonite Việt nam tại Bắc Mỹ, Giáo hội Mennonite lâm thời ra đời với 1200 thành viên.
Mục sư Nguyễn Hồng Quang được bầu vào cương vị Chủ tịch ban điều hành (thư chứng nhận 26/4/1999 do Hội trưởng Bắc Mỹ ký).
Vào năm 2001, Giáo hội Tin Lành Mennonite Canada cấp thư công nhận sự lãnh đạo của Mục sư Nguyễn Hồng Quang và được ký bởi Mục sư Dan Nigh Swander (Tổng thư ký) và Mục sư Henry Paef Kau (Hội trưởng) ngày 28/11/2001.
Vào năm 2002, sau khi thăm viếng, vận động Giáo hội Mennonite Hoa Kỳ ngày 26/7/2003, Mục sư Nguyễn Hồng Quang được Giáo hội Mennonite lâm thời bầu làm trưởng ban tổ chức Hội Đồng lần I mời những cựu tín hữu Mennonite với khoảng 7 người. Do ông Nguyễn Quang Trung làm nhóm trưởng tham dự.
Trong tư cách chủ tịch Giáo hội Mennonite lâm thời, Mục sư Nguyễn Hồng Quang đề cử ông Trung cựu tín đồ Mennonite trước 1975 làm Hội Trưởng tạm thời nhiệm kỳ 2 năm (7/2003 – 7/2005). Sự đề cử được chấp nhận không bỏ phiếu.
Ngày 22/11/2004, Ông Mục sư Nguyễn Quang Trung bị Ban Điều Hành Tổng Giáo hạt bất tín nhiệm trong vai trò lãnh đạo 90% số phiếu lý do vi phạm giáo luật và năng lực yếu, dẫn Hội Thánh đến nguy cơ phân hóa. Để Chính quyền xen vào giáo hội Ông MS. Trung. Không có bầy chiên thực không có nhóm lại Do vậy Tổng Giáo Hạt nhiệm kỳ 2 rất đau lòng kỹ luật ông để giữ kỹ cương của Giáo Hội.. Nữ truyền đạo Lê thị phú Dung ,vợ MS Quang đươc bầu làm quyền hội trưởng.
Bầu cử nhiệm kỳ II, ngày 10 tháng 6 năm 2005, Giáo hội Mennonite dưới sự chứng kiến của Liên Hữu Mennonite Bắc Mỹ, và cơ quan EMM Hoa kỳ, Chủ tịch Mennonite Á Châu. Cuộc bầu cử bằng phiếu kín, truyền đạo Lê Thị Phú Dung trúng cử chức Hội trưởng chính thức Trong hội đồng bầu cử lần này, Mục sư Quang vắng mặt vì bị thi hành án phạt tù 3 năm tại trại giam Đăktrung, tỉnh ĐăkLắk.
Ngày 5 tháng 11 năm 2005, Sau khi Mục sư Quang ra tù được vài tuần thì truyền đạo Lê Thị Phú Dung từ chức vì lý do hoàn tất Đại học . Do vậy, Ban Điều Hành Giáo Hội triệu tập buổi họp bất thường bầu Mục sư Quang thay thế trong vai trò lãnh đạo Giáo Hội.
Tình hình Giáo hội Mennonite hiện nay.
Giáo hội Mennonite hiện nay có danh sách chính thức với con số 10.000 tín hữu theo danh sách tháng 10/2005; vẫn chưa tính số tín hữu bán chính thức. Con số chính thức tập trung tổ chức Hội Thánh tại các tỉnh thành phố như (Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Cần Thơ, Kiên Giang, Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đốp, Đắklắk, Pleiku, Kontum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phan Rang,…)
Giáo hội Mennonite hiện tại có 6 Giáo hạt: Giáo hạt Sài gòn, Giáo hạt Miền Tây, Giáo hạt Miền Đông Nam Bộ, Giáo hạt Miền Trung, Giáo hạt Tây Nguyên và Giáo hạt Trung Nam Bộ.
Là một giáo hội dân lập độc lập với chính quyền, và hoạt động “Chui” nên Trung tâm chức vụ Mennonite tại Campuchia đã thành lập nhằm hỗ trợ cho Việt Nam. Các trường Đại học tại Hoa Kỳ, Canađa và các nước cũng giúp huấn luyện nhân sự của Giáo hội Mennonite trong nước, có người đã tốt nghiệp cử nhân thần học, cao học mục vụ, và hoàn tất luận án cao học thần học.
Các chương trình đào tạo nhân sự trung cấp và cao đẳng dưới sự liên kết đào tạo với Singapore, Philippin (SOW 1, 2, 3 – Calvery, Maxwell…) cho hàng trăm nhân sự đã tốt nghiệp.
Trường chức vụ bán tập trung hàng khóa 3 tháng 1 lần gồm 45 sinh viên theo chương trình BEE của chủng viện Dallas.
Trường Cao đẵng chức vụ có 55 sinh viên tập trung toàn thời gian, đào tọa ba năm để mở và lãnh đạo những nhóm nhỏ mới (cell groups.)
Chức vụ truyền giáo của Giáo hội được thực hiện tốt, có những buổi truyền giảng 500 người tiếp nhận Chúa. Chương trình thờ phượng được huấn luyện tổ chức tốt tại các Giáo hạt. Chương trình cá nhân chứng đạo còn yếu, không đều.Giáo hội Mennonite mới trải qua thử thách và chia rẽ lớn, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín chung của cộng đồng Mennonite Việt Nam, khải tượng của một số anh em lu mờ…
Mặc dù Giáo hội Mennonite Việt Nam là một Hội thánh có ảnh hưởng lớn, nhưng thực sự vẫn nhỏ yếu trong nhiều lãnh vực họat động, các nhân sự Mennonite thuộc mọi sắc tộc có cuộc sống giống nhau là hiền hòa và chuộng công lý, chịu đựng khó khăn, giai đoạn mười năm từ năm 1997 đến năm 2006 là giai đoạn đi vào đường hẹp. Tuy nhiên, lối sống rõ ràng và minh bạch; tạo được sự tin cậy của các Giáo hội bạn và dân chúng đối với người Mennonite Việt Nam.
Sự chia rẽ 2005
Cũng như một qui luật, bất cứ giáo hội thầm lặng nào tại Việt Nam đều bị khuấy động liên tục cho đến khi nó thay đổi theo các khuynh hướng mong muốn của nhà cầm quyền . Giáo hội Mennonite Việt Nam không nằm ngoài dòng chảy ấy. Sự chia rẽ manh nha và có cơ hội thành công khi 6 mục sư truyền đạo Mennonite bị tù tháng 2/2004.
Ngay sau đó chính quyền tiến hành hàng loạt biện pháp chia cắt giáo hội và thông qua ông MS Nguyễn Quang Trung, Giáo Hội Mennonite Lâm thời trước Hội đồng 24/07/2003 là một giáo hội rất đoản kết dù ít tín hữu nhưng ảnh hưởng mẽ, tham gia lên tiếng nói cho tư do tôn giáo.
Chính quyền củng với ông Nguyễn Quang Trung vận động số mục sư tín hữu rời bỏ Giáo Hội Mennonite độc lập để thành lập hội thánh Mennonite do nhà nước bảo hộ từ đó đến nay.
Mặc dù cùng một tin lý và tổ chức nhưng với cách làm việc và không tôn trọng sự thật đã dẫn đến sự chia rẽ từ một tổ chức nay có hai giáo hội làm việc dường như đối kháng nhau, vì bên kia chỉ lôi kéo tín hữu bên nầy, và còn hăm dọa về vấn đề an ninh. Do vậy đến nay dù 3 lần đề nghị nhưng Ông Nguyễn Quang Trung vẫn bác việc ngồi lại hiệp nhất giáo hội.
Cơ Sở Giáo Hội
Là một giáo hội dân lập, lại thành phần dân chúng nghèo, tín hữu sắc tộc đông, lại hoạt động giáo vụ bị chính quyền không thừa nhận. Do vậy không thể xây dựng hay tạo lập giáo sở; vả lại vì không có pháp nhân nên không thể xin xây dựng giáo sở , hay đứng tên chủ sở hữu cho Giáo Hội.
Hiện nay trụ sở giáo hội và văn phòng giáo hội cũng bị chính quyền ra quyết định cưỡng chế mà không đền bù đủ tái lập nơi mới.
Mọi đất đai do tín hữu bán nhà trong nội thành mua đều bị nhà nước làm khó khăn,và ra quyết định cưỡng chiếm.
Hầu hết các hội thánh nhóm tại tư gia, vân đề sửa chửa thì bị chính quyền đến ra quyết định đập phá ngay, dù chỉ sửa chửa nhà vệ sinh cũng vậy.
Vấn đề giáo sở là vấn nạn lớn luôn thường trực gây áp lực cho giáo hội, M,ennonite Việt Nam.
Dù vậy mọi nổ lực để giá hội tồn tại trong chế độ khắc nghiệt được ghi nhận cao trong các sinh hoạt tại gia của tín hữu Mennonite không thuộc chính quyền hổ trợ.
Tham gia hoạt động vì tự do tôn giáo ; vì hòa bình và công lý:
Đây là một điều không thể không có đối với tín hữu Mennonite Việt Nam.
Không một mục sư nào của giáo hội biết giảng kinh thánh mà sống im lặng trước sự bất công xã hội tràn lan và quyền tự do tôn giáo bị đe dọa, rất nhiều tín hữu và mục sư truyền đạo của chùng ta sống rõ ràng theo phương châm sống trong Logo của giáo hội:
“ Cầu nguyện cho hòa bình, hành động cho công lý”
Để trả gia cho lối sống nầy Giáo hội Mennonite có rất nhiều tôi tớ Chúa bị vào tù, bị vu oan bôi nhọ, thậm chí bị cô lập kinh tế sinh hoạt và đời sống nhưng không vì thế có sự bỏ cuộc toàn thể giáo hội; mặc dù ngày nay có một số anh chị emvẫn bỏ cuộc.
Hy vọng, đó là những năng lực sống của chúng ta khi bị rơi vào sự tồi tệ.