---

dailyvideo

Tổng số lượt xem trang

ĐỨC TIN KIỆN TOÀN (T.T.)

“Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền
-Tuyên Ngôn Tự Do Của Cơ-Đốc Giáo
Phần 04 từ câu 14-21

Chúng ta thấy Phi-e-rơ có một thiếu xót trong việc ứng xử với các tín hữu tại bữa tiệc, sau đó kết thúc ra sao thì Kinh thánh Ga-la-ti không nói đến. Điều nầy cho biết thư Ga-la-ti bày tỏ cho chúng ta ngày nay nhận thấy rằng điều nầy không còn là vấn đề quan trọng hay trọng tâm của thư tín nầy muốn nói đến nhưng trong phần 04 nầy minh chứng rõ ràng sự xưng công chính bởi đức tin nơi Chúa Jesus Christ khiến cho các tín hữu nhận được sự tự do mọi bề trong Christ là thế nào. 

Tuy nhiên, vì biết rằng con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy, nhưng nhờ tin vào Đức Chúa Giê-su, nên chúng ta cũng tin vào Đức Chúa Giê-su, để được nên công chính, nhờ tin vào Đức Chúa Giê-su, chứ không phải nhờ làm những gì Luật dạy. Quả thế, không phàm nhân nào sẽ được nên công chính vì làm những gì Luật dạy.

Bài học trong tuần nầy bằng lời của Phao-lô quở trách Phi-e-rơ.  Phao-lô rất vững vàng trong chân lý ân –điển của Phúc-âm và ông xây dựng rất căn bản trên nền tảng đức tin và bao gồm các giáo lý căn bản mà Phi-e-rơ phủ nhận qua việc ông phân rẽ các tín hữu người Ngoại Bang.

1/. Giáo lý sự hiệp nhất(Gal 2:14).

-Phi-e-rơ đã sanh ra là dòng dõi giữ kinh luật, người Do-thái chính gốc các tổ phụ ông đã trải qua nhiều đời sùng đạo.  Nhưng bởi tin nơi Chúa Jesus Christ ông trở nên con cái Đức Chúa Trời và đương nhiên ông là thành viên trong Hội thánh Cơ-đốc giáo từ những ngày đầu được thành lập chính thức và trong Hội thánh Chúa tuyệt đối không có sự phân biệt chủng tộc(Gal 3:28).  Chính Chúa Jesus đã dạy Phi-e-rơ bài học quan trọng nầy: tại nhà Cọt-nây và sau đó Giáo hội nghị tại Giê-ru-sa-lem. 

-Chúng ta cần chú ý câu nói:

*Phao-lô cảnh tĩnh Phi-e-rơ:”Anh là người Do-thái, nhưng ăn ở theo cách người Ngoại.  Bây giờ anh lại muốn người Ngoại sống giống như người Do-thái?”.
*Phi-e-rơ đã mạnh mẽ trong Hội nghị khi ông phát ngôn rằng:”Chẳng phân biệt chúng ta vời người Ngoại đâu”(Congv 15:9).
Nhưng tại buổi tiệc đang chứa đựng niềm vui tràn ngập trong ân phúc Thiên Chúa nhưng Phi-e-rơ phản lại những gì mình đã học nơi Chúa Jesus và đã nói rất mạnh mẽ tại cuộc họp nêu trên có tính quyết định cho Giáo lý Phúc-âm. 

-Con cái Đức Chúa Trời là sự tập hợp nhiều bởi chủng tộc khác nhau trên thế giới thành một dân tộc biệt riêng, được tái tạo theo mục đích của Đức Chúa Trời để thích ứng và bởi năng quyền Thánh Linh Ngài hành động cho chương trình cứu chuộc của Ngài dù họ đang sống khắp nơi trên thế gian.  Bất cứ cho dù là lời nói hoặc hành động nào khi vi phạm ý muốn Thiên Chúa qua lời Kinh thánh và phân biệt nhau trong anh chị em tín hữu Cơ-đốc, đều có nghĩa là chối bỏ tinh thẩn hiệp nhất trong thân thể Đấng Christ.

2/. Giáo lý xưng công chính bởi đức tin(Gal 2:15-16).
           
-Sự xưng công chính bởi đức tin đã được Kinh thánh ghi nhận, minh họa cho chúng ta biết qua nhiều con người từ xa xưa đã tin Đức Chúa Trời.  Thiên Chúa đã công bố xác quyết nhất minh họa về con người Ap-ra-ham, được xưng công chính bởi đức tin và nhiều tiền nhân khác được thư Ha-bơ-rơ 11 tiếp tục xác nhận lại họ.  Xưng công chính bởi đức tin cũng được nhắc lại trong thư Ga-la-ti, ngoài ra trong các thư tín khác cùng một trước giả Phao-lô, với hàng chữ” Sự xưng công chính bởi đức tin” như là một khẩu hiệu của Giáo Hội Cải Chánh và ngày nay hết thảy các tín hữu Cơ-đốc cần hiểu rõ giáo lý căn bản nầy. 

-Nhiều người đã tin nhận Chúa Jesus rồi nhưng vẫn mòn mỏi theo luật pháp cách mệt nhọc, khổ sở…Ngày xưa, Giop có lần than thở với Thiên Chúa rằng:”Làm thế nào con người được công chính trước mặt Đức Chúa Trời?”(Giop 9:2) là một câu hỏi quan trọng trong thời Giop và cho cả những người theo luật pháp xưa và nay vì câu trả lời quyết định cho tương lai đời đời. 

*Đức Chúa Trời công bố:” Người công chính sống bởi đức tin”(Hab 2:4) và chân lý nầy đã giải phóng Martin Luther với nhiều nhà cải chánh ra khỏi sự ràng buộc vả nỗi sợ hãi tôn giáo.  Chân lý nầy quan trọng đến nỗi cả ba sách Tân-ước đã giải thích cho chúng ta: Rom 1:17: “ý nghĩa của sự công chính”; Ga-la-ti 3:11: giải thích “sẽ sống”; và thư Heb 11:38: giải thích “bởi đức tin”.

-Nhưng xưng công chính là gì?

Mỗi chữ trong định nghĩa nầy rất quan trọng, sự xưng công chính là một hành động chứ không phải là một quá trình.  Không có một tín hữu nào”được xưng công chính hơn”tín hữu khác.  “Vậy chúng ta đã được xưng công công chính bởi đức tin một lần đủ cả, chúng ta được hòa thuận với Đức Chúa Trời”(Rom 5:1).  Chúng ta được xưng công chính bởi đức tin, nên đó là việc xảy ra tức khắc giữa tội nhân tin nhận và Thiên Chúa.  Nếu chúng ta được cứu bởi việc làm, tất nhiên sẽ có một quá trình tiệm tiến.
(1). Xưng công chính là việc làm của Đức Chúa Trời nhờ đó Ngài xưng tội nhân tin nhận Ngài là công chính trong Chúa Jesus Christ. 
(2). Xưng công chính là việc làm của Đức Chúa Trời; nó không do kết quả công đức của con người.”Đức Chúa Trời là Đấng xưng công chính cho kẻ ấy”(Rom 8:33).
(3). Xưng công chính là việc làm của Đức Chúa Trời.  Không bởi”việc làm theo luật pháp pháp”mà tội nhân được xưng công chính trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng bởi việc đặc đức tin vào Chúa Jesus Christ.  Luật pháp được ban bố cho con người, tố giác tội lỗi nhưng không thể giải cứu con người ra khỏi tội lỗi(Rom 3:20).

Trong ân điển của Đức Chúa Trời, Ngài đã chất mọi tội chúng ta là (người tin cậy Ngài) lên Đấng Christ- và sự công chính của Đấng Christ được kể cho chúng ta(2Cor 5:21).
(1).Trong sự xưng công chính.  Đức Chúa Trời kể tội nhân ăn năn là công chính; Ngài không khiến người ấy trở nên công chính “Dĩ nhiên, sự xưng công chính thật dẫn đến một cuộc đời được biền đổi”.(Gia-cơ 2:1-26).  Trước khi tin nhận Đấng Christ thì con người ấy vẫn ở trong tình trạng là một tội nhân đầy dẫy tội ác trước Thiên Chúa; nhưng sau giây phút con người nầy ăn năn và tin nhận Chúa Jesus Christ, ngay tức thì được kể có tội.
(2). Xưng công chính không chỉ là “sự tha thứ”, vì một con người thì sau đó lại tiếp tục phạm tội nữa và trở nên tội lỗi.  Một khi bạn được “xưng công chính bởi đức tin” bạn có thể không bao giờ bị buộc là có tội trước mặt Thiên Chúa.  Xưng công chính cũng khác với tha tội, vì một can phạm được tha tội vẫn còn hồ sơ tại tòa án.  Khi tội nhân được “xưng công chính bởi đức tin”, những tội lỗi trong quá khứ không còn cáo trách người ấy nữa và Đức Chúa Trời không còn ghi nhớ tội lỗi người ấy(Thi 32:1-2; Rom 4:1-8).
(3).  Cuối cùng, Đức Chúa Trời xưng công chính cho tội nhân, chứ không “người tốt”(Rom 4:5).  Nguyên do hầu tội nhân không được xưng công chính vì không thừa nhận chính mình là tội nhân!  Tội nhân là đối tượng, hạng người duy nhất mà Chúa Jesus xuống trần gian để cứu họ(Mat 9:9-134; Lu 18:9-14).
           
Một khi tín hữu Cơ-đốc tự tách(Phi-e-rơ) mình ra khỏi tín hữu người Ngoại Bang, như vậy họ đã tự phủ nhận chân lý của sự xưng công chính.  Trong ý tưởng họ suy nghĩ cho rằng”tôi tốt hơn những kẻ nầy”.  Họ quên đi rằng trước mặt Chúa mọi người đều là tội nhân(Rom 3:22-23)và chỉ có thể được cứu là bởi tin nơi Chúa Jesus Christ.

3/. Giáo lý tự do khỏi luật pháp(Gal 2:17-18).

-Đấng Christ đã chịu hy sinh đổ huyết ra để chuộc mọi tội lỗi cho hết thảy những ai tin Nhận Ngài!  Tại Hội nghị Giê-ru-sa-lem, sứ đồ Phi-e-rơ đã so sánh Moi-se với ách nô lệ(Congv 15:1; Gal 5:1)và giờ đây chính ông lại chịu lụy dưới cái ách không thể mang lấy tự đánh mất sự tự do thật ở trong Christ.  Phao-lô cảnh cáo Phi-e-rơ đồng thời nhắc nhỡ cho các tín hữu ngày nay:”không có sự cứu rỗi nơi luật pháp, tín nhân được cứu bởi tin nơi Đấng Christ.  Nhưng tại sao khi đã được cứu rỗi rồi người ấy lại quay trở lại luật pháp! Vẫn nghi vấn nên bị sự trói buộc như một nô lệ dưới ách chủ luật. Đấng Christ không thể cứu được hết thảy tín hữu Cơ-đốc sao? Tại sao lại còn cậy vào luật pháp? Hỡi các tín hữu hãy cẩn thận vì Ngài sẻ kể việc làm nầy là tội nhân!

-Phúc-âm chan chứa sự dư dật ân điển để ban cho người tin!  Nhiều người(như Phi-e-rơ) đã rao giảng Phúc-âm - ân điển của Đức Chúa Trời cho mọi người không có sự phân biệt và công bố cho họ biết rằng: họ muốn được cứu rỗi linh hồn là chỉ bởi tin nơi Chúa Jesus chứ không phải bởi một việc làm công đức, hay nổ lực theo ý riêng hoặc bởi giữ luật pháp.  Nhưng trái lại người rao giảng đó (Phi-e-rơ)vẫn làm theo luật pháp, như vậy chính họ lại phá đổ chân lý Phúc-âm mà chính mình vừa rao ra.

Qua phần trên cho chúng ta một bài học cần lưu ý:”Phao-lô đưa ra những lý lẽ từ kinh nghiệm riêng tư của Phi-e-rơ về ân điển của Đức Chúa Trời.  Khi Phi-e-rơ trở lại với luật pháp Moi-se, Phi-e-rơ đã chối bỏ mọi điều chính Thánh Linh Đức Chúa Trời đã làm cho ông và qua ông để rao ra cho nhiều người khác.  Ngày nay, không ít “sứ giả”cũng mòn mỏi lầm lạc bước theo dấu chân của Phi-e-rơ khi rao giảng chân lý Phúc-âm ra thì khác nhưng trong thực tế chính họ vẫn còn nghi ngờ và lu mờ về ân điển của Thiên Chúa.  Những người đó đã rơi vào một việc làm là khiến các tín hữu vẫn còn mơ hồ về sự cứu chuộc của Chúa Jesus”tin Chúa không biết có được cứu hay không?”.

4/. Giáo lý chính Phúc-âm(Gal 2:19-20).

-Nếu một người được cứu rỗi và được xưng công chính bởi luật pháp, vậy Chúa Jesus Christ theo chân lý của Phúc-âm(1Cor 15:1-8) Ngài phải chịu giáng sinh, chịu thương khó, chịu chết, sống lại và thăng thiêng ngự bên ngôi vinh hiển Đức Chúa Trời để làm chi? Những người tin Chúa Jesus Christ, tin bền vững chắc chắn vào nơi Đấng Christ(Ngài chịu chết vì chúng ta) và ngày nay chúng ta đang sống nhờ đức tin nơi Đấng Christ(Ngài sống trong chúng ta).  Hơn nữa chúng ta được ở trong Ngài và Ngài ở trong chúng ta bởi Đức Thánh Linh, Ngài có thể làm cho chúng ta khắng khít với Ngài đến nổi chúng ta có thể chết với Ngài(Rom 6:1-14).

-Thánh Linh Đức Chúa Trời khiến chúng ta chết đi với luật pháp.  Nếu chúng ta trở lại với luật pháp Moi-se là trở lại với mấn mồ! Chúng ta đã được sống trong đời sống mới, sự sống trong quyền năng của sự sống lại của Chúa Jesus Christ để bước đi trong đời sống của chính Ngài(Rom 6:4).  Chúng ta không cần sự “giúp đỡ” của luật pháp.

5/. Giáo lý ân điển của Đức Chúa Trời(Gal 2:21).

-Các giáo lý sai lạc từ những giáo sư giả muốn pha trộn luật pháp với ân diển, Phao-lô cho chúng ta biết rõ rằng điều nầy không thể được, với việc làm như thế nầy cho dù bất cứ ai đang cố gắn thì chính họ đã công khai hóa loại bỏ ân điển Thiên Chúa.  Phi-e-rơ đã kinh nghiệm ân điển của Thiên Chúa ban cho ông trong sự cứu rỗi mình và Phi-e-rơ công bố thửa nhận chức vụ của mình là do ân diển của Đức Chúa Trời, nhưng ông cũng công khai phủ nhận ân điển của Đức Chúa Trời!

-Ân điển công bố “mọi người đều là tội nhân và những tội nhân như chúng ta có thể được cứu là bởi tin nơi Đấng Christ!”.  Nhưng những hành động tương tự như Phi-e-rơ lên tiêng rằng”có sự khác biệt! ân điển của Thiên Chúa không có hiệu quả; chúng ta cũng cần có luật pháp nữa”.

-Khi một tín hữu Cơ-đốc nào trở lại với luật pháp là tự họ công bố rằng” thật tự giá của Đấng Christ là vô ích! Hoặc nếu thật sự bởi luật pháp mà được xưng công chính thì Đấng Christ chịu chết là vô ích”(Gal 2:21). 

-Luật pháp dạy mọi người:” phải cần làm nhiều hơn nữa vẫn chưa đủ”.  Ân điển công bố:”đủ rồi”.  Mọi việc đã được trọn”là tiếng công bố đắc thắng của Đấng Cứu-thế(Giăng 19:30). Ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh chị em được cứu”(Eph 2:8).

Như vậy, trong phần trên chúng ta được trinh bày về con người Phi-e-rơ đã sai lệch về chân lý Phúc-âm trong ân điển của Thiên Chúa nhưng sau đó ông nhận ra và thay đổi về điều nầy qua hai thư tín ông viết (Phi-e-rơ 1,2).  Chúng ta đọc sẽ nhận thấy không có sự lệch hướng nào của chân lý Phúc-âm của ân điển Đức Chúa Trời.  Phi-e-rơ bày tỏ rõ ràng”ân điển thật của Thiên Chúa”(1Phie 5:12)và từ ngữ nầy được sử dụng trong các chương của hai thư tín của ông và cuối cùng Phi-e-rơ cẩn thận chỉ ra rằng ông và Phao-lô hoàn toàn đồng ý với nhau, không thể có ai nhầm lẫn(2 Phie 3:15-16). 
Tóm lại:

Qua sự minh họa về sự thiếu xót của Phi-e-rơ ngày xưa và được Phao-lô kịp thời giãi bày, điều nầy đã mở toang cửa ân điển thật rõ ràng cho đức tin nơi Phúc-âm của các tín hữu trong Hội thánh Chúa và giúp đỡ chúng ta nhận biết thật vững vàng hơn trong đức tin nơi Thiên Chúa.  Đôi khi chúng ta sống theo ân điển và thôi thúc, nóng cháy rao giảng về chân lý Phúc-âm.   Nhưng khi sợ hãi tràn ngập ụp xuống vào trong lòng làm chúng ta nao sờn đức tin và nó chuyển hóa chúng ta trong cơn sợ hãi trở nên không còn cậy vào quyền năng Thánh Linh mà chỉ thấy những gì đang xảy ra chung quanh.  Thay vì khi chúng ta thấy chân lý Phúc-âm bị bóp méo thì thêm can đảm để bảo vệ.

Vậy, chúng ta có thái độ ra sao đối với Phúc-âm?  Chúng ta cùng trắc nghiệm lại cho chính mình:

Chúng Ta Ngày Nay Có Thái độ Thế Nào Về Chân Lý Phúc-Âm?

1/. Tôi đã được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời chưa?

-Phúc-âm cứu rỗi duy nhất là Phúc-âm của ân điển Đức Chúa Trời đã được bày tỏ trong Chúa Jesus Christ.  Bất cứ Phúc-âm nào khác điều bị rủa sả và sai trật(Gal 1:6-9).
-Nếu tôi tin vào chính bản thân mình để được cứu rỗi: đaọ đức, tôn giáo hoặc công đức của tôi? Quả thật như vậy, tôi không phải là Cơ-đốc nhân, vì một tìn hữu thật chỉ tin cậy vào một mình Đấng Christ.  Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”(Eph 2:8-9).

2/. Tôi có pha trộn luật pháp vào ân điển không?

            -Làm theo luật pháp có nghĩa là tôi phải làm điều gì đó để đẹp lòng Thiên Chúa.
-Ân điển có nghĩa là Đức Chúa Trời đã làm cho tôi hết mọi sự cho tôi, tôi chỉ việc tin nơi Đấng Christ là đủ.
-Sự cứu rỗi hoàn toàn cậy vào đức tin nơi Chúa Jesus Christ, không cậy vào một điều gì khác.  Các sinh hoạt trong Hội thánh đều là tốt để bày tỏ đức tin(việc làm của đức tin)nhưng các việc ấy không thể thêm vào đức tin nơi Đấng Christ để bảo đảm sự sống đời đời(Rom 11:6).

3/. Tôi có vui mừng vì được xưng công chính bởi đức tin nơi Cứu Chúa Jesus Christ không?

-Người được xưng công chính “có cảm giác” y như chưa hề phạm tội.  Sự xưng công chính từ Thiên Chúa đem lại tâm hồn người tín hữu sự bình an lớn lao, khiến cho ngưới ấy biết rằng mình xứng đáng trước mặt Đức Chúa Trời(Rom 5:1).  Sung sướng biết bao khi Đấng Christ kể chúng ta là công chính, Ngài đối xử chúng ta y như chúng ta chưa hề phạm tội! Khiến chúng ta không phải sợ sự đoán phạt nào vì mọi sự đoán phạt tội lỗi Đấng Christ đã treo trên thập tự giá (Rom 8:1).

4/. Tôi có bước đi trong sự tự do của ân điển không?

-Không có nghĩa  là buông tuồng, nhưng kính mến Ngài và ước ao trờ thành người giống như Ngài(Eph 2:10), yêu tội nhân!
-Chúng ta nhận thức rằng không còn ở trong tội lỗi và xiềng xích luật pháp nữa! Chúng ta vì vâng lời Thiên Chúa và kinh yêu Ngài chứ không vì luật pháp (Gal 5:1-26, 6:1-8).  Chúng ta tin chắc chắn rằng mình đang hưởng sự tự do lạ lùng trong đấng Christ.

5/. Tôi có sẵn sàng biên vực cho chân lý của Phúc-âm không?

-Điều nầy không có nghĩa là chúng ta phải thường xuyên theo dõi các thành viên trong Hội thánh, xem họ có làm điều gì phản lại Phúc-âm không.
-Chúng ta không sợ hãi con người khi họ phủ nhận chân lý đã đem chúng ta đến sự sống đời đời(Gal 1:10).
-Ngày nay chúng ta không có quyền hạn như sứ đồ Phao-lô nhưng chúng ta có lời Thiên Chúa và chúng ta có ý thức phải biết mạnh dạn chia xẻ chân lý.

6/. Tôi có bước đi theo chân lý của Phúc-âm cách ngay thẳng không?(Gal 2:14).

*Cách tốt nhất để binh vực cho phúc-âm là:
-Sống theo chân lý.
-Chỉ bằng lời nói thì kết quả rất ít nếu đời sống nghịch lại với những gì mình đã nói. Cách sống trong tự do bởi ân điển của Thiên Chúa và vâng theo những lời dạy thật là quan trọng cho chúng ta.  Chúa Jesus phán dạy” Nghe và làm theo”.
-Cố gắn thay đổi tiêu chuẩn kích cỡ sẽ không đem lại kết quả. Giữ đúng chân lý Phúc-âm thì kết quả hơn chúng ta tưởng.

Nếu ngày nay, chúng ta sống bởi việc làm để mong được xưng công chính thì ân điển của Chúa trở nên vô ích!  Tôi không làm cho ân huệ của Thiên Chúa ra vô hiệu, vì nếu người ta được nên công chính do Lề Luật, thì hoá ra Đức Chúa Jesus đã chết là điều vô ích!

0


Theo dõi: Blogspot | Facebook | Twitter | Google+

Đăng bởi Tin Lanh Mennonite on 00:22. Chuyên Mục , . Chào mừng quí vị đã đến với Blog's của David Nguyễn. Nếu thấy nội dung blog's có ích cho quí vị xin vui lòng chia sẻ nó cho những người khác. Xin chân thành cảm ơn! Davidnguyen. Mọi thắc mắc, góp ý xây dựng xin liên hệ! tại đây.

0 nhận xét for ĐỨC TIN KIỆN TOÀN (T.T.)

Đăng một nhận xét

BÀI MỚI

NHẬN XÉT MỚI

MEDIA

TIN TỨC

...

LÊN ĐẦU TRANG