Trần Quang Thành đã đến Hoa Kỳ
Ông Trần đến New York trong sự chào đón của những người ủng hộ |
Nhà đối kháng Trung Quốc Trần Quang Thành đã đến New York để bắt đầu một cuộc sống mới ở Mỹ.
Vị luật sư về nhân quyền khiếm thị này là nguyên nhân của một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc hồi tháng trước khi ông trốn thoát khỏi cảnh quản chế tại gia và bỏ chạy đến Sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh.
Phát biểu trước Đại học New York, nơi ông được trao học bổng, ông Trần cho biết Trung Quốc đã xử lý tình huống của ông với ‘sự kiềm chế và bình tĩnh’.
Tuy nhiên ông cũng nêu lên những quan ngại về các hành động trả thù của chính quyền đối với gia đình ông.
“Các hành động trả đũa của các quan chức tỉnh Sơn Đông (quê nhà ông Trần) không hề giảm bớt và người ta cũng ngăn chặn không cho tôi thực hiện quyền hành nghề luật sư của mình. Chúng tôi hy vọng sẽ có một cuộc điều tra toàn diện về vấn đề này,” ông nói.
Ông cảm ơn chính quyền Mỹ và những người ủng hộ đã giúp đỡ ông và nói rằng ông đến Mỹ để ‘phục hồi cả thể chất lẫn tinh thần’.
Trần Quang Thành và gia đình được đưa từ một bệnh viện ở Bắc Kinh, nơi ông được điều trị vết thương ở chân, đến sân bay ở Bắc Kinh hôm thứ Bảy ngày 19/5.
‘Cột mốc nhân quyền’
"Lòng dũng cảm của Trần Quang Thành khi mạo hiểm tính mạng và cuộc sống để đấu tranh cho quyền lợi của những người bị thiệt thòi ở Trung Quốc là nguồn cảm hứng cho những ai tìm kiếm tự do trên khắp thế giới."Nancy Pelosi, cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ
Sau nhiều tuần không rõ ràng, cuối cùng thì ông Trần cùng với vợ và hai người con 6 và 8 tuổi cũng được giao hộ chiếu và được phép bay đến Newark thuộc bang New Jersey.
Gia đình ông Trần đến Mỹ vào lúc 6 giờ chiều giờ địa phương (10 giờ tối GMT) hôm thứ Bảy ngày 19/5.
Cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi mô tả việc ông Trần đến Mỹ là ‘cột mốc trong chính nghĩa nhân quyền ở Trung Quốc’.
“Lòng dũng cảm của Trần Quang Thành khi mạo hiểm tính mạng và cuộc sống để đấu tranh cho quyền lợi của những người bị thiệt thòi ở Trung Quốc là nguồn cảm hứng cho những ai tìm kiếm tự do trên khắp thế giới,” bà phát biểu.
Ủy ban điều phối về Trung Quốc của Quốc hội Mỹ, một cơ quan được thành lập vào năm 2001 để giám sát tình hình nhân quyền của nước này, cho biết họ vẫn ‘quan ngại sâu sắc rằng những người ủng hộ và họ hàng của ông Trần còn ở lại Trung Quốc sẽ đối mặt với nguy cơ bị trả thù từ phía chính quyền Trung Quốc’.
Bây giờ ông Trần nhận được học bổng để học Luật tại Học viện Luật Mỹ – Châu Á thuộc Đại học Luật New York.
Ông Thành cố gắng không chỉ trích chính quyền Trung Quốc |
Bob Fu, chủ tịch của tổ chức nhân quyền China Aid có trụ sở ở Mỹ và là nhân vật ủng hộ chủ chốt của ông Trần, cho biết ông Trần sẽ ở lại New York từ hai đến ba năm.
Sau khi đặt chân đến Mỹ, ông Trần nói ông hy vọng “mọi người cùng với tôi đấu tranh thúc đẩy công lý và công bằng ở Trung Quốc.”
“Chúng ta nên kết nối vòng tay để tiếp tục tranh đấu cho sự tiến bộ trên thế giới và chống lại bất công,” ông phát biểu trước đám đông những người ủng hộ trước Đại học New York.
'Anh hùng chiến thắng'
Phóng viên BBC Steve Kingstone đã chứng kiến cảnh ông Trần đến New York cho biết đám đông những nhà hoạt động nhân quyền, ủng hộ viên của ông Trần và cả những người dân New York tò mò đã chào đón ông tại khu căn hộ của trường đại học ở làng Greenwich nơi ông và gia đình sẽ cư trú.
Đeo kính đen và đi tập tễnh trên nạng, ông Trần không có vẻ gì là một anh hùng vừa chiến thắng như cách mà mọi người chào đón ông. Mọi người reo hò và hô những lời động viên ông, phóng viên Kingstone cho biết.
Một vài người đã mang theo hoa, trong khi một nữ ủng hộ viên phải được đưa ra ngoài mà nước mắt giàn giụa sau khi không được ôm hôn thần tượng của bà.
“Mặc dù những lời phát biểu của ông Trần với đám đông đầy cảm xúc, ông Trần cũng cố gắng để nó vừa phải,” ông cho biết.
“Không hề có chuyện mỉa mai hay lên án chính quyền Trung Quốc đã phân biệt đối với gia đình ông mà trái lại ông khen ngợi chính quyền đã biết kiềm chế,” ông nói thêm và cho biết ông Trần hoàn toàn nhã nhặn khi kêu gọi thay đổi một cách nhẹ nhàng.
“Đây có thể chỉ là khoảng lặng tạm thời trong cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức của ông ấy,” phóng viên Kingstone nhận xét, “Hay đó là một chiến thuật có chủ ý để tránh cho họ hàng của ông còn ở Trung Quốc gặp thêm rắc rối.”
“Có thể đơn giản vì ông Trần đã quá mệt mỏi nên không thể chiến đấu được nữa. Ông ấy trông có vẻ kiệt sức khi ông ấy bước vào trong và nói rằng ông ấy cần nghỉ ngơi cả thể chất lẫn tinh thần,” ông nói.
Phóng viên BBC Steve Kingstone đã chứng kiến cảnh ông Trần đến New York cho biết đám đông những nhà hoạt động nhân quyền, ủng hộ viên của ông Trần và cả những người dân New York tò mò đã chào đón ông tại khu căn hộ của trường đại học ở làng Greenwich nơi ông và gia đình sẽ cư trú.
Đeo kính đen và đi tập tễnh trên nạng, ông Trần không có vẻ gì là một anh hùng vừa chiến thắng như cách mà mọi người chào đón ông. Mọi người reo hò và hô những lời động viên ông, phóng viên Kingstone cho biết.
Một vài người đã mang theo hoa, trong khi một nữ ủng hộ viên phải được đưa ra ngoài mà nước mắt giàn giụa sau khi không được ôm hôn thần tượng của bà.
"Chúng ta nên kết nối vòng tay để tiếp tục tranh đấu cho sự tiến bộ trên thế giới và chống lại bất công."Trần Quang Thaǹh
“Mặc dù những lời phát biểu của ông Trần với đám đông đầy cảm xúc, ông Trần cũng cố gắng để nó vừa phải,” ông cho biết.
“Không hề có chuyện mỉa mai hay lên án chính quyền Trung Quốc đã phân biệt đối với gia đình ông mà trái lại ông khen ngợi chính quyền đã biết kiềm chế,” ông nói thêm và cho biết ông Trần hoàn toàn nhã nhặn khi kêu gọi thay đổi một cách nhẹ nhàng.
“Đây có thể chỉ là khoảng lặng tạm thời trong cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức của ông ấy,” phóng viên Kingstone nhận xét, “Hay đó là một chiến thuật có chủ ý để tránh cho họ hàng của ông còn ở Trung Quốc gặp thêm rắc rối.”
“Có thể đơn giản vì ông Trần đã quá mệt mỏi nên không thể chiến đấu được nữa. Ông ấy trông có vẻ kiệt sức khi ông ấy bước vào trong và nói rằng ông ấy cần nghỉ ngơi cả thể chất lẫn tinh thần,” ông nói.
© BBC