Những phước hạnh hiện thực (Gal 4:30-31)
Cơ-đốc nhân ngày nay cũng giống Y-sác là con cái của lời hứa bởi ân sủng. Giao-ước của ân sủng, mà hiện thân là Sa-ra, là mẹ thiêng liêng của Cơ-đốc nhân. Luật pháp là bản chất cũ(A-ga và Ich-ma-el) muốn buộc tội và đem các tín hữu vào trong ách nô lệ. Cơ-đốc nhân phải giải quyết vấn đề nầy bằng cách nào?
- Cơ-đốc nhân có thể thay đổi luật pháp và bản chất cũ chăng? Không, Cơ-đốc nhân không thể nào thay đổi luật pháp và con người cũ.”Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt” (Giă 3:6), và xác thịt thì luôn luôn là xác thịt. Đức Chúa Trời không tìm cách biến đổi Ich-ma-el và A-ga bằng sức mạnh hoặc giáo dục; Cơ-đốc nhân mỗi người không cũng không thể thay đổi con người cũ và luật pháp được.
- Cơ-đốc nhân có thể thỏa hiệp với luật pháp chăng? Cũng không. Tín hữu tại Ga-la-ti cố gắn ra sức thỏa hiệp như thế, nhưng điều đó chỉ dần dần đưa họ đến ách nô lệ. Các giáo sư giả ( dại dột và dốt nát) nói rằng:”Đừng lìa bỏ Đấng Christ; nhưng hãy đi vào đời sống sâu nhiệm bằng cách thực hành luật pháp kết hợp với đức tin đặt nơi Đấng Christ”. Họ thúc dục Cơ-đốc nhân hãy mời A-ga và Ich-ma-el trở về và bước vào nhà. Nhưng đây là cách trở lại kiếp nô lệ:”Sao còn trở hướng về lề thói hèn yếu nghèo nàn nào đó mà suy phục nữa ư?”(Gal 4:9).
- Hãy loại bỏ A-ga và Ich-ma-el. Đây là điều hết thảy Cơ-đốc nhân nên làm. Trước hết, Kinh thánh Ga-la-ti bày tỏ sự việc này đã áp dụng cho người Is-ra-el(Gal 4:25-27); sau đó áp dụng cho hết thảy tín nhân Cơ-đốc. Người Is-ra-el đã ở trong ách nô lệ dưới luật pháp, nhưng đây chỉ là việc tạm thời, chuẩn bị cho sự ra đời cho Đấng Christ. Bây giờ Đấng Christ đã đến, luật pháp phải ra đi. Một con trai duy nhất là Y-sác hình bóng về Chúa Giê-su con của lời hứa, được sinh ra bởi quyền phép, trong sự huyền nhiệm của Thiên Chúa. Ngài đã đến và chết thay cho những con người thuộc về Ngài vì họ tin nhận Ngài, thì luật pháp không còn hiệu lực nữa.
Kinh thánh Ga-la-ti đã trích dẫn phần tiên tri Ê-sai 54:1, lời tiên tri ứng dụng cho Sa-ra. Bà son sẻ một thời gian dài theo kế hoạch của Thiên Chúa cho đến đúng thời điểm bà sanh Y-sác. Lời tiên tri nầy cũng ứng dụng cho Hội thánh Chúa ngày nay(Gal 4:27). Có những sự khác biệt khiến Cơ-đốc nhân cần lưu ý:
Is-ra-el
Giê-ru-sa-lem trên đất
Nô lệ
Luật pháp, son sẻ
Hội thánh
Giê-ru-sa-lem trên trời
Tự do
An sủng, bông trái
Sa-ra son sẻ, bà cố tình tìm cách có con qua sự toan tính của ý riêng đem người hầu việc là A-ga đến cho Áp-ra-ham. Điều nầy đưa đến thất bại và đem lại rắc rối. Luật pháp không thể ban sự sống, không đâm hoa kết quả mà chỉ son sẻ. Đối với Hội thánh đầu tiên, việc trở lại với ách nô lệ khiến sự cằn cỗi và không đi vào chương trình thiên ý định, bất tuân lời Đức Chúa Trời. Hội thánh nắm vững lấy ân sủng thì sẽ đâm hoa kết quả sung mãn.
Nhưng các Hội thánh có thể phạm cùng lỗi lầm như tín nhân Cơ-đốc tại Ga-la-ti đã vi phạm ; họ không đuổi A-ga và Ich-ma-el. Làm theo luật pháp là một trong những nan đề chính yếu trong vòng các tín nhân Cơ-đốc ngày nay. Cơ-đốc nhân nên nhớ rằng làm theo luật pháp không có nghĩa là đặt ra những tiêu chuẩn thuộc linh ; nhưng là thờ phượng những tiêu chuẩn nầy và nghĩ rằng như vậy là thiêng liêng do vâng theo những điều luật ấy. Nó cũng có nghĩa Cơ-đốc nhân đoán xét những tín nhân khác trên cơ sở những tiêu chuẩn ấy. Người Pha-ri-si có các tiêu chuẩn cao ; tuy nhiên họ lại đóng đinh Chúa Giê-su.
Bản chất của sự kêu ngạo, tự mãn, hành xử theo luật pháp, vì luật pháp cho con người cũ cơ hội ‘thấy mình có vẻ tốt ‘. Ich-ma-el không chịu thiệt thòi bao nhiêu khi hãm mình không làm điều xấu, hoặc thực hành những hành vi tôn giáo, khi ông vẫn còn là Ich-ma-el. Suốt mười bảy năm trôi qua ông không gây rắc rối nào cho gia đình ; đến khi Y-sác ra đời, thì mâu thuẫn xảy ra. Làm theo luật pháp không thỏa mãn cho Ich-ma-el. Cơ-đốc nhân nào quả quyết mình thiêng liêng vì không làm điều gì đó là tự lừa dối mình. Chỉ kiêng cử không làm điều cấm kỵ thì chưa đủ để có một đời sống thuôc linh sung mãn.
Có thể các giáo sư Do-thái giáo là những con người hấp dẫn. Họ được những người có quyền hành trong tôn giáo gởi gắm đề cao(2Cor 3 :1). Họ sống theo tiêu chuẩn cao và thận trọng trong ăn uống. Họ có ảnh hưởng trong việc khiến người khác trở lại đạo và thích quảng cáo thành tích của mình(Gal 6 :12-14 ; 4 :17-18). Họ có luật lệ và những tiêu chuẩn bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống, làm cho người tin theo dễ dàng biết được ai là ‘thiêng liêng’và ai không. Nhưng các giáo sư này chỉ dẫn dắt người ta vào ách nô lệ và thất bại. Chứ không đem lại tự do và chiến thắng, những người theo họ chẳng thấy được lợi hại như thế nào.
Trong các chương kết thúc thư Ga-la-ti, đã bày tỏ ra bi kịch lớn nhất trong việc làm theo luật pháp ; nó tạo cơ hội cho xác thịt hành động. Luật pháp không thể kiểm soát con người cũ ; cuối cùng nó phải bùng nổ và khi nó bùng nổ thì tai hại khôn lường. Điều này giải thích tại sao các nhóm tôn giáo theo luật pháp thường tranh chiến và phân rẽ(Gal 5 :15) và hay vướng vào sự ô uế (Gal 5 :19). Hội thánh nào gặp các nan đề nầy thì cộng đồng ấy ít nhiều đã bị ảnh hưởng tinh thần chủ luật. Nếu tập trung A-ga và Ich-ma-el sống chung với Sa-ra và Y-sác thì tự rước lấy khốn khó. Luật pháp và ân sủng không thể pha trộn với nhau ; không thể hưởng phước hạnh của Đức Chúa Trời dựa trên trên cơ sở công đức của con người hay các nổ lực của xác thịt. Những ai tin cậy Đấng Christ thì không liên hệ với luật pháp như một phương tiện để được nhận ơn thiêng thượng. Cơ-đốc nhân là con cái của người nữ tự chủ và họ tiếp nối theo tình trạng xã hội của mẹ mình.
Cảm tạ ơn Thiên Chúa, Cơ-đốc nhân được tự do khỏi sự rủa sả của luật pháp và sự cai trị của luật pháp.’Hãy đuổi người nữ tôi mọi và con của nó đi’. Có sự đau đớn thật, nhưng không thể không làm. Cố gắn pha trộn luật pháp và ân sủng là một việc bất khả. Nó tạo nên một đời sống Cơ-đốc khô hạn và cằn cỗi. Nhưng sống nhờ ân sủng, bởi đức tin Cơ-đốc nhân sẽ có đời sống sung mãn.
Bí quyết để có cuộc sống sung mãn là gì ? Nhờ Đức Thánh Linh. Thư Ga-la-ti đã phát lộ bí quyết này cách thực tế trong các chương cuối của bức thư. Cơ-đốc nhân cần cảnh giác kẻo Ich-ma-el và A-ga lẻn vào cuộc đời.
Mục sư Lê Quí Hữu