Luật pháp không thể làm công việc của lời hứa
Tại họa đầu tiên giáng xuống cho người Ê-díp-tô tại Ai-cập được bắt đầu với việc mà Moi-se thực hiện:”… nước ở dưới sông, nước sẽ trở nên huyết. Cá dưới sông sẽ chết, và sông sẽ hôi thối đi; người Ê-díp-tô uống nước sông lấy làm ghê gớm.”(Xuất 7:17b-18)Người Is-ra-el ra khỏi xứ Ai-cập đã trải nghiệm quyền năng lớn lao của Đức Chúa Trời.” Vả, Môi-se giơ tay ra trên biển, Đức Giê-hô-va dẫn trận gió đông thổi mạnh đến đùa biển lại trọn cả đêm; Ngài làm cho biển bày ra khô, nước phân rẽ. Dân Y-sơ-ra-ên xuống biển, đi như trên đất cạn; còn nước làm thành một tấm vách ngăn bên hữu và bên tả.” (Xuất 14:21-22).
4/. Luận cứ:”Luật pháp không thể làm công việc của lời hứa” (Gal 3:27-29): Với sự hiện đến của Chúa Giê-su Christ, dân tộc Is-ra-el vượt qua giai đoạn ấu trĩ để trưởng thành. Giai đoạn chuẩn bị lâu dài đã qua. Luật pháp có vinh quang nhất định, nhưng vinh quang của sự cứu rỗi trỗi hơn do ân điển của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Luật pháp cho biết tội và trong chừng mực nào đó kiềm chế tội ác trong con người, nhưng Cơ-đốc nhân cũng cần biết rõ rằng Kinh thánh quả quyết luật pháp không thể làm cho tội nhân những gì Chúa Giê-su Christ đã làm.
4.1 Trước hết luật pháp không bao giờ xưng công chính cho tội nhân được(Rom 3:20,28; Gal 2:16). Chúa phán:” Ta chẳng hề tha kẻ gian ác đâu” (Xuất 23:7); Tuy nhiên, Kinh thánh sứ giả là Phao-lô thì nói rằng:”xưng công chính cho người có tội” (Rom 4:5). Trong lễ cung hiến đền thờ vua Sa-lô-môn nhắc Đức Chúa Trời lên án kẻ ác và xưng công chính cho người công chính(1Các 8:3-32); đây là lời ước nguyện trọn lành trong ánh sáng thánh khiết của Đức Chúa Trời. Vấn đề mà Cơ-đốc nhân ngày nay ai ai cũng rõ ràng đó là không có ai công chính! Chỉ bởi đức tin trong Chúa Giê-su Christ tội nhân mới được xưng công chính(Congv 13:39;Tit 3:7) được tuyên bố là công chính trước sự hiện hữu của Đức Chúa Trời.
Ngoài ra luật pháp không có thể khiến con người hiệp một với Đức Chúa Trời được; nó chia cắt con người với Thiên Chúa. Có một rào chấn bao quanh bàn thờ và một bức màn ngăn cách giữa nơi thánh và nơi chí thánh. Đức tin nơi Chúa Giê-su là một thứ Bap-têm đưa Cơ-đốc nhân vào trong Đấng Christ(Gal 3:27). Bap-têm của Đức Thánh Linh hiệp con cái Chúa làm một với Đấng Christ và khiến mọi Cơ-đốc nhân trở nên như chi thể trong thân thể của Ngài (1Cor 12:12-14). Bap-têm bằng nước là hình ảnh bên ngoài của công việc bên trong của Đức Thánh Linh (Congv 10:44-48).
Chúng ta xem xét lại một vài điều có liên quan đến phép Bap-têm: Kinh thánh có những lễ liên quan đến nhau trong ý nghĩa lễ Bap-têm. Đặc biệt Nước là thứ không thể thiếu trong Bi-tích Bap-têm, hoặc Lễ Rữa. Lễ rữa như một luật lệ của các Ra-bi Do-thái giáo:
* Lễ Rữa?
(1). Lễ rữa tay: lễ này không do Kinh thánh truyền dạy nhưng Kinh thánh có đề cập đến nó như một luật lệ của người Do-thái(Lê 15:11). Nhưng trong Tân-ước nó trở nên một lệ của xã hội (Mat 15:2; Mac 7:3).
(2). Lễ rữa chân: Tân-ước cũng ghi nhận việc Chúa Giê-su rữa chân cho các môn đồ (Giăng 13:5). Cựu-ước cũng nói đến lễ này (Sáng 18:4)
(3). Lễ rữa cả hai tay và chân khi thi hành chức vụ Tư tế(Xuất 30:19, 40:31). Trong đền thờ người Do-thái giáo có chuẩn bị sẵn một cái chậu dùng để làm việc này.
(4). Lễ nhúng(dầm) cả mình vào nước là biểu tượng rữa sạch cả con người để được nhận vào, hay tái nhận vào Hội chúng hoặc sau khi đã thi hành xong chức vụ đặc biệt nào trong Hội chúng như thầy thượng tế trong ngày chuộc tội (Le 16:24). A-rôn và các con trai ông trước ngày tân phong chức vụ tư tế cũng vậy(Le 8:6). Những người phong cùi và những người đụng đến người hay vật ô-uế thì phải tắm rữa(Le 14:8, 15:5-10, 19:27). Những người Ngoại Bang mới theo đạo Do-thái cũng vậy. Lễ này là hình bóng trước cho lễ Bap-têm của Cơ-đốc giáo. Các đồ dùng khí mạnh, nhà cửa và các y phục cũng phải được rữa.v.v…Theo nghi lễ nếu bị ô-uế hay lây ô-uế(Mác 7:4; Lê 14:51, 15:6-8; Xuất 19:14).
* Lễ Bap-têm Cho Con Trẻ? Có nhiều giáo hệ phái làm Bap-têm cho con trẻ và cũng có Giáo hội Tin lành chỉ làm Bap-têm cho người lớn tuổi. Tuy nhiên, khi tra cứu lịch sử Giáo hội Cơ-đốc, các giáo phụ thuận ý công nhận lễ Bap-têm cho con trẻ. Các giáo phụ như Irenaeus, Origen và các sứ đồ xưa cũng có những trường hợp làm Bap-têm cho con trẻ.
Thánh kinh không có ra mệnh lệnh cách cụ thể cho Hội thánh Chúa làm Bap-têm cho con trẻ hoặc không cho phép làm Bap-têm cho con trẻ. Nhưng khi nghiên cứu tra xem sách Công-vụ-các-sứ-đồ có ghi chép cả gia đình chịu Bap-têm(trong thời gian tin nhận Chúa và sau đó chịu Bap-têm)và được các sứ đồ thực hiện cho người khi tin Chúa Giê-su. Cho đến ngày nay Hội thánh Chúa vẫn chưa thống nhất vấn đề “ làm Bap-têm cho con trẻ hay không?”. Đó là một trong những điều dẫn đến việc chia rẽ trong Hội thánh Cơ-đốc ra thành từng giáo hệ phái riêng và đã tạo thành những đặc thù cá biệt cho tổ chức của hệ phái. Chúng ta hãy xem xét vấn đề này trong Kinh thánh cách tổng quát để rồi mỗi người trong chúng ta ngày nay suy gẫm và định hướng đi cho Hội thánh thực hiện cách đúng đắn. Khi nghiên cứu Kinh thánh Cựu-ước liên hệ với Tân-ước cho thấy có những việc tiêu biểu cho lễ Bap-têm trong Tân-ước và các tiêu biểu ấy có liên hệ cho cả người cao niên (lớn tuổi), thanh thiếu niên và con trẻ cả nam lẫn nữ.
- Như No-ê và gia đình ông tất cả vào tàu (1Phie 3:20,21).
- Đức Chúa Trời ban một dấu hiệu về giao-ước của Ngài với Áp-ra-ham và truyền làm lễ cắt bì cho toàn thể những người trong nhà ông(Sáng 17…; Congv 7:8; Col 2:11,12).
- Khi Đức Chúa Trời cho dân Is-ra-el vượt qua biển Sậy( biển Đỏ) thì tất cả đoàn người đông đúc gồm có mọi đối tượng: nam, phụ, lão , ấu; Tất cả Hội chúng trên 2 triệu người vượt qua biển cách an toàn (1Cor 10:1,2).
- Chúa Giê-su(Luc 2:21) và Giăng Bap-tit chịu phép cắt bì(Luc 1:59) như tất cả nhửng con trẻ người Do-thái.
- Chúa Giê-su tiếp rước con trẻ và chúc phước(Mat 19:13,14) và Ngài quở nhóm môn đồ khi họ từ khước chấp nhận con trẻ(Mat 10:14) và Ngài tuyên bố sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đươc bày tỏ cho con trẻ(Mat 11:25;Luc 10:21).
- Thi-thiên 8:2; Mat 21:16 xác chứng Đức Chúa Trời được miệng con trẻ ca ngợi(Mat 21:15;), tôn vinh và Chúa Giê-su khuyên Cơ-đốc nhân hãy trở nên nhu mì, khiêm nhường giống như các con trẻ.
- Phi-e-rơ đã giảng trong bài giảng đầu tiên ông công bố:”Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi…”(Congv 2:39).
Đến đây, chúng ta tạm kết luận việc có làm Bap-têm cho con trẻ hay không ? Căn cứ trên Kinh thánh cho biết khi cả gia đình bất cứ bằng lòng tin Chúa và chịu Bap-têm thì trọn tất cả các phần tử đều chịu Bap-têm không từ ai, kể cả con nít. Lễ Bap-têm chẳng những là dấu hiệu của Giao-ước giữa Chúa và Cơ-đốc nhân như lễ cắt bì khi xưa của người Do-thái. Lễ Bap-têm còn nói lên sự đồng chết, đồng chôn, đồng sống lại với Chúa Giê-su Christ và sinh hoạt trong Ngài. Lễ Bap-têm nói lên sự ăn năn của đương sự. Lễ Bap-têm là dấu hiệu chứng nhận đương sự là con cái Đức Chúa Trời. Lễ Bap-têm không là sự tái sinh. Nhưng khi đương sự tin nhận Chúa thì được tái sinh bởi Thánh linh.
* “Nước?” Trong Thánh lễ Bap-têm nước là phương tiện không thể không có được. Chữ thứ mười ba trong mẫu tự Hi-bá-lai là MÊM, nghĩa là “nước.” Phát âm như M. Hình dáng của chữ nầy giống như sóng biển. Kinh thánh chép chữ”nước” 631 lần. Lần đầu trong Sáng-thế-ký1:2; Lần cuối cùng trong Khải-huyền 22:17. Nước là thứ thể chất rất quan trọng cho muôn loài vạn vật bởi Đức Chúa Trời dựng nên:”Nước phải sanh các vật sống cho nhiều…Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra (Sáng 1:20,21)… đất ra từ nước và làm nên ở giữa nước”(2Phie 3:5a ).
Bởi Kinh thánh ghi nhận, Cơ-đốc nhân sẽ nhận thấy Đức Chúa Trời có kế hoạch và ý nghĩa củanước dành cho tạo vật của Ngài. Cho nên, Ngài thường sử dụng nước để thực hiện ý định trong công tác ở giữa loài người là nước.
Chúng ta sơ lượt sẽ thấy như sau:
- Tai họa đầu tiên Đức Chúa Trời trừng phạt tội lỗi loài người là Nước lụt.
- Hôn nhân của các tộc trưởng và Moi-se đều từ các giếng nước. Cuộc đời Moi-se phải chịu sự thả trôi trên nước trong một thời gian (Sáng 24:14, 29:10; Xuất 2:3-10, 16-26).
- Nước dắng hóa ngọt tại Ma-ra(Xuất 15:22-26). Nước phun ra từ hòn đá Hô-rếp(Xuất 17:3-7).
- Sự kiện nước tại Mê-ri-ba, khiến hai vị lãnh tụ không được vào đất hứa (Dan 20:2-13).
- Nước sông Giô-đanh rẽ ra đưa người Is-ra-el vào xứ Ca-na-an (Giô-suê 3:1-17).
- Hai vị tiên tri đi qua sông Giô-đanh (2Các 2:8-14).
- Một người Ngoại Bang tắm dưới dòng sông Giô-đanh bảy lần để được sạch bịnh phung(2Các, chương 5).
- Giăng Bap-tít bắt đầu chức vụ khi ông làm Bap-têm tại sông Giô-đanh và Chúa Giê-su cũng chịu Báp-têm bằng nước(Mat 3:3-17).
- Nước, phép lạ thứ nhất để bày tỏ vinh hiển của Đức Chúa Trời(Giăng 2:1-12).
- Sự cứu rỗi đưa đến cho người phụ nữ Sa-ma-ri và dân thành Si-kha bắt đầu nơi giếng nước (Gi ăng 4:7-42).
- “Ấy chính Đức Chúa Jêsus Christ đã lấy nước và huyết mà đến, chẳng những lấy nước mà thôi, bèn là lấy nước và huyết; ấy là Đức Thánh Linh đã làm chứng, vì Đức Thánh Linh tức là lẽ thật. Vì có ba làm chứng: Đức Thánh Linh, nước và huyết; ba ấy hiệp một.” (1Giăng 5: 6-8)
- “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳngnhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.” (Giăng 3:5)
- “để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch,” (Eph 5:26)
- Khi Chúa Giê-su chết trên thập tự giá một người lính dùng giáo đâm vào sườn Ngài tức thì có máu và nước chảy ra (Giăng 19:34).
Chúng ta thấy nước rất cần thiết cho thân thể, còn nước thuộc linh thiết yếu cho linh hồn. Theo Kinh thánh thì chúng ta nhận biết Đức Chúa Trời trong ý chỉ của Ngài, Ngài dùng nước là một nguyên liệu phổ thông cho mọi người đều có thể dùng đến, Ngài muốn dạy về một lẽ thật quan trọng về Nước Hằng Sống. Nước ấy rất cần cho mỗi con người, Nước chính là Thánh linh. Ngài là mạch nước sống. Đời sống Cơ-đốc nhân nếu không có Ngài ngự bên trong thì đương nhiên sẽ bị khô héo cằn cỗi không sanh hoa kết quả được. Trong tâm hồn người nào không có Thánh linh luôn thèm khát những gì thuộc về đời tạm nầy. Vì người ta tưởng rằng những thú vui trong thế giới nầy sẽ làm cho tâm hồn đã khát và sự lầm tưởng nầy khiến họ càng khao khát mãi cũng không thể thỏa mãn được.
Sứ giả Giăng Bap-tit kết luận việc phép Bap-têm bằng nước như sau:” Về phần ta, ta lấy nước mà làm phép báp têm cho các ngươi ăn năn; song Đấng đến sau ta có quyền phép hơn ta, ta không đáng xách giày Ngài. Ấy là Đấng sẽ làm phép báp têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa” (Mat 3:11). Vì thế, Kinh thánh Ga-la-ti bổ sung lẽ thật nầy: “Vì anh chị em tất cả đều đã chịu phép báp-tem vào trong Chúa Cứu Thế thì đã mặc lấy Chúa Cứu Thế”. Như vậy, Báp-têm bằng nước chỉ là một nghi thức thể hiện bên ngoài như một minh chứng(Chúa Giê-su công bố:”Làm trọn việc công chính” - Mat 3:15)nhưng điều quan trọng hơn là Đấng sẽ làm phép Bap-têm cho Cơ-đốc nhân là bằng ĐứcThánh Linh…
4.2 Nhóm từ”mặc lấy Đấng Christ” (Gal 3:27). Nhóm từ”mặc lấy Đấng Christ” rất có ý nghĩa, một lợi ích lớn cho Cơ-đốc nhân. Người tin Chúa Giê-su Christ đã được Thánh Linh “lột bỏ”lớp áo tội lỗi nhơ nhớp (Ê-sai 64:6) và cuối cùng bởi đức tin nhận lấy áo bao phủ, là được mặc vào chiếc áo công chính trong Đấng Christ (Co6l 3:8-15). Nhưng vẫn còn một điều nữa mà chúng ta cần biết. Đối với người Ga-la-ti, ý tưởng “thay y phục”này có ý nghĩa rộng hơn. Khi một đứa bé La-mã đến tuổi lớn khôn nó phải thay những bộ áo quần của trẻ thơ và mặc áo choàng của công dân lớn tuổi (Giô-sép là một minh họa về chiếc áo choàng được người cha mình mặc vào cho ông, khi ông vào tuổi mười bảy - Sáng 37:2-3). Cơ-đốc nhân trong Chúa không chỉ là”con cái Đức Chúa Trời” mà cũng là”con trai của Đức Chúa Trời(Gal 3:26), chữ con cái theo bản văn này chúng ta nên hiểu”con trai trưởng thành”. Người tin Chúa có địa vị thành nhân trước mặt Đức Chúa Trời – vậy tại sao chúng ta lại quay trở về thời thơ ấu của luật pháp?
4. 3 “Tất cả Cơ-đốc nhân hiệp một trong Chúa Giê-su Christ”(Gal 3:28b ) – đây quả là lời tuyên bố kỳ diệu dành cho chúng ta! Luật pháp không những phân biệt giữa các cá nhân Cơ-đốc và trong các quốc gia, đồng thời cũng phân loại giữa các loại thức ăn và thú vật. Chúa Giê-su Christ hiện đến không phải để phân rẽ nhưng Ngài kết hiệp làm một. Đây là một tin tức tốt lành cho những tín hữu tại Ga-la-ti, vì trong xã hội của họ đang sống nô lệ được coi như một thứ tài sản, phụ nữ không được đi ra ngoài và bị khinh rẽ; người Ngoại Bang thường bị người Do-thái chế nhạo.
Người Do-thái(Pha-ri-si) tự hào mà cầu nguyện rằng: ”Cảm tạ ơn Đức Chúa Trời vì tôi là người Do-thái, không phải là người Ngoại Bang; là đàn ông không phải là đàn bà; là người tự do không phải là kẻ nô lệ. Tuy nhiên sự kỳ thị này đã được xóa bỏ trong Đấng Christ. Không có nghĩa là Chúa Giê-su xỏa bỏ chủng tộc, tình trạng chính trị, hoặc giới tính của Cơ-đốc nhân lúc tin nhận Ngài; nhưng có nghĩa là những sự phân biệt này không còn giá trị hoặc cản trở khi Cơ-đốc nhân có mối tương giao với Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-su Christ, Chúa chúng ta. Luật pháp cố duy trì sự phân biệt nầy mãi mãi, nhưng Thiên Chúa đã san bằng hết thảy mọi thứ cản ngăn vì lòng nhân từ của Ngài (Rom 11:25-32).
4.4 Luật pháp không thể nào khiến Cơ-đốc nhân trở nên kẻ thừa kế của Đức Chúa Trời (Gal 3:29). Qua những bài học trước về Giao-ước chúng ta còn nhớ Đức Chúa Trời đã lập lời hứa cho “dòng dõi Áp-ra-ham”(Lưu ý. Số ít chỉ dành cho dòng dõi nầy – Gal 3:16)và dòng dõi đó là Đấng Christ. Nếu Cơ-đốc nhân “ở trong Đấng Christ” bởi đức tin, thì Cơ-đốc nhân cũng là”con cháu Áp-ra-ham”nói theo nghĩa thuộc linh. Điều này có nghĩa là Cơ-đốc nhân là người tin Chúa Giê-su thì đương nhiên chúng ta là người hưởng quyền thừa kế những ơn phước thiêng liêng của Thiên Chúa đã hứa cho Áp-ra-ham. Như vậy, Cơ-đốc nhân ngày nay thật sự giàu có về mặt thiêng liêng vì những gì Ngài hứa với Áp-ra-ham (Rom 11:13).
Phần Kết chương ba:
Phần Kinh văn này, soi sáng Cơ-đốc nhân khi tra xem Kinh thánh Cựu-ước, được thấy rõ những bài học thuộc linh trong Kinh thánh Cựu-ước, dành cho mọi người: người Do-thái và Hội thánh Chúa ngày nay (Rom 15:4; 1Cor 10:11-12). Trong Kinh thánh Cựu-ước cho thấy có những sự chuẩn bị cho Chúa Giê-su trong các sách Phúc-âm giới thiệu về Đấng Christ và từ sách Công-vụ đến Khải Huyền, nói về sự chiếm hữu của Đấng Christ. Ngài là Đấng có thẩm quyền và Ngài tể trị tuyệt đối trong toàn vũ trụ.
Đối với lòng tin của tín nhân Cơ-đốc trong Hội thánh Chúa lúc ban đầu, sự chết, sự sống lại, lên trời và đến lại khi Tận thế chỉ là một biến cố độc nhất, hầu không sao phân tách ra được. Xét về tâm lý, điều ấy cũng dễ hiểu; hi vọng được thấy kết liễu cuộc toàn thắng càng lên mãnh liệt, một khi đã được xác tín rằng thắng lợi quyết định đã về tay. Điều quyết định ở đây, chính là sự chết, sự sống lại của Chúa Giê-su Christ, Chúa chúng ta, nhờ đó “tín nhân Cơ-đốc đã được thưởng thức những sức mạnh từ Thiên thượng”. Bởi đó mà ai nấy trong Hội thánh Cơ-đốc trông đợi Tận thế sát cận với niềm vui cao độ đón Chúa Giê-su trở lại cách oai quyền trọng thể. Tín nhân Cơ-đốc dần dần nhận ra rằng, sau Chúa Giê-su, thời gian vẫn còn có giá trị trong lịch sử cứu rỗi, dưới sự quan phòng của Thiên Chúa. Tín hữu nhận thấy mình ở trong một giao thời: trong đó tín hữu đã được cứu chuộc nhờ Huyết báu của Chúa Giê-su Christ, trong đó Thánh linh sẽ ấn chứng cho mỗi chúng ta thật phúc hạnh tràn ngập. Amen!
Khi là một Cơ-đốc nhân chúng ta có tất cả trong Đấng Christ, đời sống có nhiều ý nghĩa mới. Tất cả những điều này được đến bởi ân điển – không bởi luật pháp. Cơ-đốc nhân là người con trai trưởng thành trong gia đình của Thiên Chúa, người thừa kế của Đức Chúa Trời.
- Câu hỏi dành cho quí độc giả: Qúi bạn có sẵn sàng sử dụng quyền thừa kế của mình không?
Bài học sau chúng ta sẽ cùng nghiên cứu!
IV-Lập luận theo lịch sử (Ga-la-ti 4:1-11). KỲ TỚI !
Mục sư Lê Qúi Hữu. DT 0968871056.