Khảo cứu sách Ro-ma và Ga-la-ti Chương 02/ Phần 02
Các giáo sư Do-thái mang nhiều hy vọng có thể làm cho Phao-lô và Phúc-âm của ông rao giảng sẽ thất bại trước các vị lãnh đạo tại Giê-ru-sa-lem họ sẽ bài bác Phao-lô. Phao-lô nói:”“Những kẻ được tôn trong?” Còn về các vị có thế giá -lúc bấy giờ các vị ấy có là gì đi nữa, điều đó không quan hệ đối với tôi : Thiên Chúa không thiên vị ai-, các vị có thế giá ấy đã không đưa ra thêm điều gì cho tôi”. Kinh thánh Galati chương 02 phần 02 cho biết Phao-lô nói rõ địa vị và các cá nhân không ảnh hưởng gì đến bản thân ông. Điều nầy không có nghĩa là Phao-lô xem thường các lãnh đạo nầy nhưng ông kính trọng khi đến và thái độ muốn học hỏi nơi họ nhiều hơn. Ông chỉ mong nơi họ một điều phải nhận biết ân điển của Chúa đang hành động trong đời sống và chức vụ của ông(Gal 2:9) và mọi người đã nhận thấy thật rõ về điều nầy.
Vị Trí Của Người Giảng Phúc-âm Thật.(Gal 2:6-10)
1- Chúa Jesus: Chúa Jesus, Ngài đã vượt văn hóa, tục truyền, các định kiến dân tộc mà đến tiếp cận người phụ nữ Sa-ma-ri (Giăng 4), người phung và mọi tầng lớp trong xã hội với những lời kinh mệt nhưng mục đích của Ngài là Ngài xuống thế gian tìm kiếm các con cái thật của Ngài qua lời giảng dạy Phúc-âm.
-Minh Họa: Xa-chê là một người giàu có, nhưng dân chúng lên án liệt ông vào hạng kẻ xấu xa, tội lỗi, chẳng những vậy ông Xa-chê lại còn thêm một cái xấu nữa là thấp hơn mọi người. Có thể tóm lại ông không ra chi trước những con người sùng bái luật pháp. Chúa Jêsus, Ngài không như những con người nầy đã nghĩ, nhưng Ngài đến gần và ngước mắt lên mà phán rằng: “Hỡi Xa-chê, hãy xuống cho mau, vì hôm nay Ta phải ở nhà ngươi”. Xa-chê nghe tiếng phán gọi ấy thì ông vội vàng xuống khỏi cây cao tại chỗ đó và mừng rước Ngài. Xa-chê bước lại đứng trước mặt Chúa, vội thưa rằng: “Lạy Chúa, nầy, tôi lấy nửa gia tài mình mà cho kẻ nghèo, và nếu có làm thiệt hại ai, bất kỳ việc gì, tôi sẽ đền gấp tư”. (một việc làm mà những người lên án nầy không thể làm được). Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: “Hôm nay sự cứu đã vào nhà nầy, vì người nầy cũng là con cháu Áp-ra-ham. Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất”(Lu 19:1-10).
Một hành động lưu xuất từ Thiên ý định, Chúa Jesus hành động không cần phải buộc Xa-chê phải theo một định luật nào từ con người đưa ra, nếu Ngài không tác động bằng lời phán Ngài có con người nào có thể bán gia tài mà phân phát cho người nghèo được không? Lẽ thật của Phúc-âm là lời Đức Chúa Trời khai phóng con người trong ân điển dư dật. ”Thần của Chúa ngự trên ta; Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, Kẻ mù được sáng, Kẻ bị hà hiếp được tự do; Và để đồn ra năm lành của Chúa”.(Lu 4:18-19)
-Theo Kinh thánh cho biết thì sau khi A-Đam và Ê-va vi phạm phán lệnh của Đức Chúa Trời, thì tất cả mọi người được sanh ra từ A-Đam, Ê-va đều là tội nhân trước mắt Thượng -đế và tình trạng tội lỗi của loài người khiến Đức Chúa Trời tìm kiếm một người xứng đáng cho sự công chính Ngài nhưng không hề có” dẫu một người cũng không”(Rom 3:10-12). Con người hoàn toàn sống trong tình trạng bại hoại sa ngã nên họ không thể tìm kiếm được Đấng Tạo Hóa đồng thời loài người không có năng lực để làm bất cứ việc lành nào. Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương nên Ngài không bỏ mặc con người. “Nếu như Ngài không tìm kiếm họ?”, Ngài đã đưa bàn tay cứu rỗi ra qua phương cách Giao-ước mới của Ngài. Điều nầy được bày tỏ qua hai phương cách thực hiện trong Giao-ước Cứu-chuộc và Giao-ước Ân –điển (chương 4:21-31, chúng ta sẽ nghiên cứu thêm về các giao-ước của Thiên Chúa dành cho dân sự và Hội thánh Ngài).
2-Phao-lô: Tính cách của Phao-lô cho chúng ta ngày nay thấy ông rất là sốt sắng nóng cháy về Phúc-âm mà ông đã thật sự nhận được từ Chúa Jesus và điều nầy khiến cho Hội thánh chấp nhận. Phao-lô rao giảng tích cực hơn và phản đối kẻ thù nghịch mình, vì Thiên Chúa đã chính thức giao chức vụ cho ông thì ai dám cảng ngăn? Một chức vụ đi ra giữa dân Ngoại lúc nầy không phải đơn giản, bởi văn hóa, truyền thống, luật pháp…Hội thánh không thể thêm bớt gì hơn nữa vào chức vụ và sứ điệp Phao-lô rao gỉảng. Phúc-âm dành cho người Do-thái và người Ngoại Bang điều là một.
Tuy nhiên các lãnh đạo cũng nhận biết rằng Thiên Chúa đã giao các lãnh vực truyền giáo khác cho nhiều người. Ngoài lần thăm viếng Cọt-nây (Congv 110:1-48) và người Sa-ma-ri(Congv 8:1-40), Phi-e-rơ tập trung chức vụ của ông vào người Giu-da. Phao-lô đã được kêu goi làm sứ giả cho người Ngoại Bang. Mỗi người hầu việc và phục vụ Chúa theo lãnh vực mà Chúa đã giao phó cho mình. Nhưng một số người tin Chúa Jesus rồi vẫn còn ảnh hưởng luật pháp hơn cho dù họ vẫn biết chắc chắn rằng luật pháp không thể cứu rỗi được linh hồn mình. Chúng ta cần xem lại vấn đề “luật lệ cắt bì”của người Do-thái khi xưa như thế nào để rồi Hội thánh Chúa ngày nay(dân Ngoại Bang)nghiên cứu để biết luật cắt bì là gì? Phần kinh văn nẩy đã đề cập đến. “Trái lại, họ thấy sự giảng Tin lành cho kẻ không chịu phép cắt bì đã giao cho tôi, cũng như sự giảng Tin lành cho người chịu phép cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ vậy”(Gal 2:7).
3-Cắt Bì. Người Do-thái(Ysorael)và một số các dân tộc trên thế giới có luật lệ hay thói quen hoặc các bệnh viện thường hay cắt da qui đầu của nam hài nhi. Riêng về người Do-thái khi thực thi việc cắt bì bởi có một ý nghĩa riêng cách đặc biệt, vì đây là dấu giao-ước của Thiên Chúa thiết lập cùng Áp-ra-ham(Sáng 17:11). Áp-ra-ham là người được Thiên Chúa kể ông là công chính bởi đức tin trước khi luật lệ cắt bì theo luật pháp Moise, Ngài lựa chọn từ dòng dõi ông theo Thiên ý định, Ngài kêu gọi ông và đại dụng làm một tổ phụ cho một dân tộc làm thầy tư tế cho Ngài và Đức Chúa Trời đã lập giao ước với ông và cả dòng dõi ông.
-Giao ước, nầy có một đặc trưng như trên, cho dù là dấu hiệu bên ngoài của một giao ước nhưng nó bao gồm: ý nghĩa luân lý, đạo đức và thuộc linh của một chân lý. Một giáo nghi bên ngoài nhưng dân Ysorael phải nghiêm túc thực hiện(Sáng 17:12; Xuất 4:24; Giô-suê 5:2) nhưng cũng có sự linh hiệu bên trong tâm hồn, như việc ngày nay Hội thánh Chúa thực thi lễ Bap-têm chỉ đụng chạm bên ngoài thân thể con người, nhưng Thánh Linh Chúa sẽ dùng quyền năng đụng chạm đến tâm linh đương sự(Phục 10:16, 30:6). Thánh kinh có đề cập đến những kẻ không chịu cắt bì, kẻ bất khiết và kẻ ô-uế không được vào “Thành Thánh”(Ês 52:1; Êxê 44:7,9). Những người nầy phải hạ mình xuống trước Thiên Chúa với cả tấm lòng ăn năn trước khi được Chúa phục hồi giao ước lại với họ (Lev 26:41).
-Tân-ước cũng nhiều lần đề cập đến việc cắt bì nhưng với ý nghĩa thuộc linh. Cắt bì là một dấu hiệu của sự xưng công chính bởi đức tin(Rom 4:10-11). Đấng Christ đã giáng sinh và chịu chết thế cho tội nhân. Những ai bằng lòng tin nhận Ngài thì được xưng công chính dù họ không chịu cắt bì(Gal 5:6) và Kinh thánh cũng không bắt buộc Cơ-đốc nhân phải chịu cắt bì (Congv 15:3-21; Gal 2:3).
-Cuối cùng cho việc cắt bì là bởi Chúa Jesus đã làm trọn luật pháp Đức Chúa Trời cho nên hiện nay cả người Do-thái và người Ngoại Bang chỉ chịu cắt bì trong Đấng Christ. ”Vì, ấy chính chúng ta là kẻ chịu phép cắt bì thật, là kẻ cậy Thánh Linh Đức Chúa Trời mà hầu việc Đức Chúa Trời, khoe mình trong Đấng Christ, và không để lòng tin cậy trong xác thịt bao giờ”. (Phi 3:3). Tức là lột bỏ thân thể xác thịt: ” Anh em cũng chịu cắt bì trong Ngài, không phải phép cắt bì bởi tay người ta làm ra, nhưng là phép cắt bì của Đấng Christ, là lột bỏ tánh xác thịt của chúng ta” (Col 2:11). Sứ giả Giăng Bap-tit cho biết:”Về phần ta, ta lấy nước mà làm phép báp têm cho các ngươi ăn năn; song Đấng đến sau ta có quyền phép hơn ta, ta không đáng xách giày Ngài. Ấy là Đấng sẽ làm phép báp têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa(Mat 1:11).
Như vậy, chính Chúa Jesus sẽ làm Bap-têm bằng quyền phép của Thánh Linh là điều sẽ khiến người tin sẽ được tái tạo, đổi mới một đời sống từ tội nhân bước sang đời sống mới trong Christ.
“Phúc-âm cho người chịu cắt bì”và “Phúc-âm cho người không chịu cắt bì” không phải là hai sứ điệp khác nhau. Chỉ khác nhau là chổ có hai khu vực truyền giáo. Một là cho người Giu-đa và một cho người Ngoại Bang. Phao-Lô và Phi-e-rơ cùng rao giảng một Phúc-âm và cùng một Chúa đang hành động trong họ và qua họ(Gal 2:8). Điều không có nghĩa là Phúc-âm Phao-lô không chinh phục người Do-thái. Trái lại, Phao-lô rất nặng lòng với dân tộc mình(Rom 9:1-3). Chúng ta thấy khi Phao-lô đến một thành nào khác trước tiên ông tìm đến nhà hội người Do-thái nếu có, rồi mới bắt đầu chức vụ của mình và Phi-e-rơ cũng vậy bất cứ khi có cơ hội là giảng Phúc-âm cho mọi người không phân biệt. Khi Thánh Linh làm việc thì Ngài không lọai trừ một ai nếu ý Thiên Chúa muốn. Mỗi người hay từng nhóm ra đi giảng Phúc-âm họ tập trung vào trong lĩnh vực được Thánh Linh giao phó(Gal 2:9 b).
Hòa Khí Trong Hội Nghị.
1-Những giây phút ban đầu hội nghị Giê-ru-se-lem căng thẳng với những bất hòa nặng nề; nhưng mọi sống gió tan biến mau chóng và kết thúc trong sự hòa hiệp và nhất trí. Điều nầy đã biểu lộ rằng Chúa đã điều khiển mọi sự trong Thánh ý Ngài Ngài là Đấng đang tể trị mọi sự cho dù là nhỏ nhất, người thấp hèn nhất cũng được Ngài vận hành để ý Cha được nên. Từ hành động theo chân lý đến hành động thực tiễn – sự giúp đỡ người nghèo (Gal 2:10). Chắc chắn hai việc nầy phải đi chung với nhau. Có giáo lý đúng thì bây giờ chúng ta còn có bổn phận làm theo(Gal 2:14-26) Phao-lô đang quan tâm đến cuộc sống đích thực của người nghèo trong Hội thánh (Congv 11:27-30) vì thế ông vui mừng làm theo các đề nghị của lãnh đạo.
2-Tuy rằng mọi sự đã được bày ra trước Hội nghị cách rõ ràng về Phúc-âm mà Phao-lô đã rao giảng. Nhưng người Giu-da vẫn công kích Phao-lô, họ không đồng tình” bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Trong cộng đồng tổ chức nào cũng vậy, nhóm người nầy luôn luôn là mối đe dọa, có nguy cơ hãm hại và phá vỡ. Những người Giu-đa nầy tìm cách thâm nhập vào Hội thánh, những nơi mà Phao-lô gầy dựng. Phao-lô đi đến An-ti-ốt, Sy-ri và Si-li-si đem tin vui cho mọi người về những quyết định của cuộc hội vừa qua(Congv 15:23)và các nơi khác(Congv 16:4). Nhưng các Giáo sư Do-thái vẫn bám theo(Phil 3:1-3) để cản trở ông và Phi-e-rơ nữa(Gal 2:11). Các tín hữu giả(cỏ lùng) luôn luôn xuất hiện làm những công việc trong Hội thánh để gieo rắc những mần mống bất hòa, do đó Phao-lô viết bức thư nầy gửi cho họ. Và, ngày nay chúng ta cần xem lại tư cách của chính mình về những đạo luật đánh đổ sự cứu chuộc được ban cho cách nhưng không?” Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình”(Êph 2:8-9) Amen !
3-Chúng ta được cứu duy chỉ bởi đức tin nơi Cứu Chúa Jêsus Christ. Chúng ta sống cũng duy bởi đức tin, tin nơi Chúa Jesus mà cậy nơi quyền năng Chúa Thánh Linh để sống động. Nhiều người ngày nay sai lầm phần sau của sự sống bởi đức tin. Người Do-thái tin theo Chúa họ nghĩ rằng người Ngoại Bang khi tin Chúa thì phải trở thành người Do-thái trước, phải thông qua các nghi lễ của Môi-se và của truyền thồng lâu nay…Thật ra, chúng ta ở trong Chúa Jesus là những bông trái kết quả từ Ngài(Giăng 13:4,5). Chúng ta trưởng thành trong danh Chúa Jesus bởi huyết Giao-ước mới được thiết lập thì đương nhiên chúng ta là con cái thật của Ngài(Giăng 1:12). Chúng ta là con cái thật của Ngài thì ở trong Ngài và cũng sản sinh ra những trái công chính từ Ngài muốn phát lộ ra và hành động bởi đức tin ấy cho cho mọi người.
Tóm Lại: Không bởi sự cố gắn, vì cây cam thì đương nhiên phải sanh ra trái cam và cây ớt thì không thể cố gắn để sanh ra trái cam được. Cây lúa và cỏ lùng trong một đám ruộng nhưng sau này cây lúa phải trổ bông lúa và kết hạt không phải tự nó cố gắn mà chính Đấng tạo dựng nó , đặc để ý muốn của Ngài trong nó và nó phải như vậy, nếu nó có muốn hay không muốn thì nó vẫn phải trổ bông lúa; Cây cỏ lùng thì dù cho khó có thể người ta phát hiện nhưng Chúa Jesus cho biết nhìn trái thì biết cây. Trái là những việc làm của người đó! Kết quả hoặc hậu quả của việc người đó đã làm! Những việc thường xảy ra trong vòng dân chúng thời Chúa Jesus, và Hội thánh thời Phao-lô thì ngày nay cũng vậy, không thiếu gì cỏ lùng, chồn, cáo, muốn sói và kẻ chăn thuê(chăn dạo-không có bầy).
Vì vậy, chúng ta xác định lại rằng sự sống bởi đức tin chứ không bởi sự cố gắn nổ lực, nếu ai buộc người tín hữu vào những luật lệ hay những gì gì đó…thì đã tự chối bỏ ân điển theo Thiên ý định trong Kinh thánh bày tỏ.