Khảo cứu sách Rô-ma và Ga-la-ti (Chương I/Phần 1)
THƯ TÍN GALATI-ROMA
Hãy nếm thử!
Sự sắc bén của Kinh thánh là dường nào!
Mùi vị và màu sắc của Sự Xưng Công Chính- Ân Điển của Đức Chúa Trời là tại đây!
“Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền –Tuyên Ngôn Tự Do Của Cơ-Đốc Giáo”. |
1/-Phần Tổng Quan :
-SỨ ĐIỆP: Sự Xưng Công Chính và Việc Ban Ân Điển Từ Thiên Chúa Bởi Chúng Ta Tin.
-ĐỀ MỤC: Bởi Đức Tin.
-CHỦ ĐỀ: Nếu Nhờ Kinh Luật Mà Được Tuyên Xưng Công Chính
Thì Chúa Cứu-Thế Chịu Chết (ân–điển) Là Vô Ích.” (Galati 2:21).
-ĐỀ TÀI CẦN NGHIÊN CỨU: LUẬT PHÁP; GIAO-ƯỚC; ĐỨC TIN; ÂN ĐIỂN VÀ (được kể) SỰ XƯNG CÔNG CHÍNH.
NHẬP ĐỀ.
Một xứ giữa Tiểu-Á-tế-á, ở về phía Ðông nam xứ Bi-thi-ni: Ðất đai màu mỡ, buôn bán thạnh vượng. Nhân dân ở đó không phải riêng một nòi giống: Có các dân tộc như Phi-ri-gi, Cáp-ba-đốc, Hy-lạp, La-mã và Do-thái. Vì lối năm 280 T.C., có mấy chi phái của Gallic (Gaulois) đi qua, được vua Nicomèdes ở xứ Bi-thi-ni ban xứ nầy cho để đền công giúp vua đánh giặc, và người Hy-lạp hay gọi giống Gaulois nầy là Galatai, nên xứ nầy được gọi tên là Ga-la-ti. Ðến đời Âu-gút-tơ, tức lối năm 189 T.C., người ta đem xứ nầy luôn với đất chung quanh nó mà phụ vào nước La-mã; nước La-mã bèn đặt nó làm một tỉnh của mình. Ðộ 51 năm S.C., Phao-lô đã từng đến đó truyền đạo, trong cuộc hành trình lần thứ hai (Công vụ các sứ đồ 16:6) và về sau có đến đó một lần nữa (Công vụ các sứ đồ 18:23); có đông người tin theo lắm (I Cô-rinh-tô 16:1). Các nơi trong tỉnh Ga-la-ti như Ðẹc-bơ, Lít-trơ, Y-cô-ni, An-ti-ốt v.v... đều có lập Hội Thánh. II Ti-mô-thê 4:10 nói Cơ-rết xen đến xứ nầy và thơ Phi-e-rơ thứ nhứt cũng gởi cho những người ở rải rác trong xứ Ga-la-ti nầy.
Thư tín Ga-la-ti(Galatians), sách nầy được Phao-lô(Paul) viết có thể tại:
-Thành phố Co-rinh-to (corinth) [Hội thánh Corinth], khoảng năm 49- 50 A.D, hoặc 53 A.D (SC.). Sau lần truyền giáo thứ nhất của Phao-lô.
- Thị trấn Antioch, 50-60 AD. Trước khi hội đồng tại Giêrusalem.
- Hoặc vào năm 48-49 AD. “Có thể chính xác hơn”.
Thư viết gửi cho cộng đồng Tín nhân Cơ-đốc tại vùng Ga-la-ti nơi có những người da đỏ sinh sống. Ga-la-ti nằm ngay trung tâm của miền đất ngày nay gọi là Asia Minor. Gồm có các thị trấn An-ti-ot(antioch) thuộc Bi-si-đi(pisidia), Iconnium, Lystra và Derbe. Paul, trong những chuyến du giáo của ông, và kết quả là ông đã thành lập được nhiều Hội thánh Đấng Christ tại xứ Ga-la-ti. Một tỉnh thuộc Đế quốc Rom ở vùng Tiểu Á.
Thư tín nầy viết gửi cho các tín nhân Cơ-đốc Hội thánh tại Ga-la-ti để đối phó với một giáo thuyết sai lầm đang bùng dậy trong vòng các Hội thánh do sự giảng dạy do một số người có tinh thần luật pháp Do-thái giáo. Sai lầm nầy, gọi là chủ thuyết Ga-la-ti, dạy rằng người ta được cứu nhờ Ân-điển (Grace), nhưng sau đó chúng ta được kiềm giữ bởi những việc làm của luật pháp. Điều nầy khiến cho sự cứu độ tuyệt đối của chúng ta tùy thuộc vào những việc làm của chúng ta thay vì nhờ Ân-điển của Thượng-Đế. Sai lầm nầy xuất phát từ một số tín đồ thuộc Cứu-thế giáo(một từ ngữ khác Cơ-đốc giáo) gốc Do-thái giáo không thể dứt khoát khỏi sự ràng buộc của luật pháp (cắt bì, các nghi lễ, giữ những ngày lễ, và tục truyền…)và họ cố gắn đem tín đồ(ngoại quốc) người ngoại Cứu-thế giáo vào cùng sự ràng buộc đó. Họ đã khá thành công đến độ Phao-lô phải viết thư nầy và ông nhăn mạnh trong sự quả quyết rằng” Sự cứu rỗi bởi ân điển qua đức tin – không thêm điều nào khác ”.
Đề tài có nhiều thắc mắc và được tranh luận nhiều nhất trong các Hội thánh đầu tiên với nhiều tín nhân Cơ-đốc mới cũ là sự khác biệt và cách áp dụng ân điển qua Đấng Christ và luật pháp của Cựu Ước. Đây là một nan đề quan trọng trong các Hội thánh mới với nhiều tín nhân Cơ-đốc mới tin Chúa và những tín nhân Cơ-đốc người Giuđa. Phaolô đã viết thư tín để giải thích cách rõ ràng sự khác biệt và cách áp dụng. Vấn đề này đã được các lãnh đạo hội thánh bàn thảo và quyết định cách chính thức qua hội đồng tại Giêrusalem.
Để chứng minh những sai lầm về sự dạy dỗ phải vâng giữ luật pháp mới được cứu, và kêu gọi Cơ Đốc nhân hãy trung tín với lời đã dạy của Đấng Christ, nhờ đó họ được ban cho sự tự do trong ân điển. Tất cả các tín nhân Cơ-đốc phải thận trọng nhớ chính trong cuộc đời mình rằng chúng ta:”Chúng ta không chỉ được cứu nhờ ân điển mà chúng ta được kiềm giữ cũng bởi ân điển”(tất cả chỉ bởi việc của Thượng-đế làm ban cho.
Sách Galati còn mệnh danh: “Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền
-Tuyên Ngôn Tự Do Của Cơ-Đốc Giáo”
DẪN NHẬP Ý TƯỞNG. Mời bạn hãy đọc xem Kinh thánh nói gì về:
ÂN ĐIỂN & SỰ XƯNG CÔNG CHÍNH.
1)-“Nhờ ân sủng của Ngài và sự cứu chuộc trong Chúa Cứu Thế Giê-su họ được xưng công chính mà không phải trả một giá nào”(Rom 3:24).
2)-“Nếu đã theo ân sủng thì không theo công đức nữa, bằng không thì ân chẳng còn là ân.”(Rom11:6).
3)-”Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời”(Êph 2:8).
4)-“Nhưng ân huệ thì không như sự phạm tội. Vì nếu bởi sự phạm tội của một người mà nhiều người đã chết thì ân sủng của Đức Chúa Trời và tặng phẩm đến từ ân sủng của một Người là Chúa Cứu Thế Giê-su cho nhiều người lại càng dư dật hơn bội phần”(Rom5:15).” Kinh luật đến để sự phạm pháp gia tăng; nhưng ở đâu tội lỗi gia tăng thì ân sủng lại càng dồi dào hơn” (Rom 5:20).
5)-“Trong Chúa Cứu Thế, chúng ta nhờ huyết Ngài được cứu chuộc, được tha thứ các tội phạm theo lượng ân sủng phong phú”(Êph 1:7; Rom 3:24).
6)-“Hầu cho tội lỗi thống trị bằng sự chết thể nào thì ân sủng cũng thống trị bằng sự công chính để đem lại sự sống vĩnh phúc qua Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta, thể ấy”(Rom 5:21).
7)-“Tôi không làm cho ân sủng của Đức Chúa Trời thành vô hiệu; vì nếu nhờ Kinh Luật mà được tuyên xưng công chính thì Chúa Cứu Thế chịu chết là vô ích”(Galati 2:21).
8)-“Vì tội lỗi sẽ không còn thống trị anh chị em, bởi anh chị em không ở dưới kinh luật nhưng ở dưới ân sủng.”(Rom 6:14).
9)-Sự dư dật của ân điển(Êph 1:7, 3:8; Rom 5:17; 2Cor 4:15; Lời chúc bao gồm tất cả hết thảy các phước hạnh(Rom 16:20; Galati 6:18; Phil 4:23; 1Tes 5:28; 2Tes 3:18; 2Ti 4:22; Philemon 25).
2/-Phần sử dụng tài liệu:
-Kinh thánh các bản dịch.(nhiều tác giả.
-Suy gẫm và nghiên cứu theo tài liệu Thánh Kinh Học.(Ms. Lê Qúi Hữu)
3/-Phần giới thiệu phương cách:
1/-Đọc đi đọc lại nhiều lần cả sách
2/-Đọc nhiều lần của chường từ chương thứ nhất.
3/-Không quá chú trọng về chương, và câu.
4/-Chia thành các phần của chương theo cùng một nội dung, ý tưởng, và một chi tiết…
5/-Đọc phần đã chia nhiều lần, đọc thượng văn và hạ văn.
6/-Ghi chép ra từng ý tưởng của câu hoặc nhiều câu có chung một ý nhỏ.
7/-Sau khi phân tich xong, thì giải nghĩa theo ý tưởng của bản văn, lệ thuộc vào ý tưởng chung của cả sách.
8/-Hệ thống lại theo thứ tự các ý nhỏ.
9/-Phần đầu của phần đã chia, thường là câu dẫn nhập hoặc lời kết nối giữa hai ý nhỏ với nhau. Theo các sách thi thơ thì dẫn nhập và kết luận có thể là tại câu đầu của phần đã chia.
10/-Phần cuối là lời kết luận của phần đã chia.
11/-Các phần giữa là nội dung(các ý) của phần đã chia.(2-3 ý thì đủ).
12/-Thiết lập thành dàn bài để dễ nhớ và người đọc cũng dễ biết.
13/-Dựa trên các phần đã phân tich để viết chủ đề, đề mục, và đề tài cần nghiên cứu.
14/-Cơ bản là phải đọc quan sát:
-Bằng mắt, thấy gì?
-Bằng tai, nghe gì?
-Bám sát theo bản văn, và giải nghĩa dựa theo sách đó trước hết sau mới tham khảo sách khác, và toàn thể quyển Kinh thánh.
NỘI DUNG THƯ GA-LA-TI. Gồm 6 chương.
Những sách trong Kinh thánh có nhiều chỗ do người biên dịch sử dụng một số ngôn từ theo Hán văn và từ địa phương làm cho khó hiểu, nhất là quá xa xưa với thời đại chúng ta đang sống. Sự khác biệt quá lớn về văn hóa, về ý tưởng , về ngôn ngữ, con người…Cho nên, dễ lắm dẫn đến việc người đọc hiểu sai và việc này thật nguy hiểm bởi hiểu sai.
Sách Galati, chủ yếu nói về “ sống với luật pháp”, một lối sống đạo như chiếc áo che bên ngoài còn bên trong đầy dẫy sự xấu xa, không hiệp với ý muốn Đức Chúa Trời. Một sự giả hình trong Hội thánh chứ không phải sự dối trá bên ngoài xã hội. Một lối sống hoàn toàn mang ý riêng của mình và theo người khác. Nhìn chung Hội thánh hữu hình hay có khuynh hướng làm theo luật pháp khá phổ biến hơn là những gì Chúa phán dạy. Họ còn cho rằng như vậy mới thật sự thiêng liêng. Nhưng Kinh thánh bày tỏ cho biết việc vào sống cuộc sống đời đời không phải bởi việc làm. Nếu bởi việc làm thì Chúa Jesus Christ không cần chết trên thập tự và không cần phải sống lại từ kẻ chết.
Cho nên, chính vì những trăn trở đó mà chúng tôi hình thành quyển sách nhỏ nầy với sự bày tỏ rằng:” Sự xưng công chính bởi đức. Hưởng sự sống đời đởi cũng bởi đức tin, tin nơi Chúa Jesus Christ.”Qua các phần sau đây:
Chương 1. Chia 04 phần. Paul, tác giả 14 trong số 24 sách Tân-ước (kể cả thư Heboro), mở đầu chương 1 bằng một lời chào mừng, rồi tiếp lời với những lý do của lá thư và kết thúc bằng sự biện minh chức vụ sứ đồ của chính ông. Chức vụ nầy đã bị người Giuda(Jews) chất vấn từ khi phao-lô thường xuyên giảng dạy cho người ngoại và thật hăng hái khi dạy về ân-điển của Thượng-Đế không bởi việc làm do luật pháp. Những người Cơ-đốc giáo luật pháp thấy điều nầy khó chấp nhận bởi họ muốn pha trộn luật pháp vào Ân-điển.
Chương 1. Phần 01. Đây là phần dẫn nhập của khúc nhạc dạo đầu mang màu sắc của Phúc-âm thật từ Thiên Chúa không phải bởi loài người, của toàn bức thư Galati.
- Kinh thánh nền tảng Galati chương 1:1-5
- Câu gốc Galati 1:3 ” Nguyền xin anh em được ân điển và sự bình an ban cho bởi Đức Chúa Trời, là Cha, và bởi Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.”
- Đề mục: Sự Ban Cho Từ Thiên Chúa.
- Chủ Đề: Chức vụ đã nhận lãnh nơi Chúa tuy có kẻ dèm pha, nhưng chúng ta tin điều đó vẫn đến từ Thiên Chúa.
A.DẪN NHẬP.
Xứ Galati đang có nhiều rắc rối xảy ra, nhất là tại cộng đồng các tín nhân Cơ-đốc giáo thật là phiền toái khi có mấy kẻ làm rối trí xen vào Hội thánh, dùng lời Đức Chúa Trời mà làm cho lệch lạc ý muốn của Thiên Chúa. Vì, Sự xưng Công Chính và Ân-điển là việc làm của Đấng Christ phó mình vì tội lỗi chúng ta, hầu cho cứu chúng ta khỏi đời ác nầy, y theo ý muốn Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta.
Khi những con người ác xâm nhập vào các lãnh địa của cộng đồng người theo Phúc-âm thật thì họ tấn công vào những mục tiêu lúc nào cũng là giới lãnh đạo trước nhất, nhưng khi bại trận là giới tín hữu của Hội thánh bị bại trận nhiều hơn. Hội thánh tại miền Galati cũng vậy kẻ làm rối đang chĩa mũi dùi ngay vào Phao-lô: về chức vụ, về công việc…Vì bảo vệ Phúc-âm thật và vì vinh hiển Chúa nên Phao-lô xác nhận chức vụ sứ đồ của ông. Phao-lô nhấn mạnh sự kiện ông đã được Thiên Chúa kêu gọi trực tiếp và sai đi(Congv 9:1-18; 13:1-3; 1Cor 9:1). Khi nói đến chức vụ nầy Phao-lô muốn ám chỉ tới một số vị đã mang danh hiệu nầy, dĩ nhiên họ được Giáo-hội và Thiên Chúa sai đi. Nhưng trong thực tế là người phàm tuyển chọn. Ngoài ra ân-điển và sự bình an cũng đến từ Thiên Chúa, mục đích: Để cứu chúng ta thoát khỏi cõi đời xấu xa hiện tại, Chúa Giê-su đã tự hiến thân vì mọi tội lỗi chúng ta, và theo ý muốn của Thiên Chúa là Cha chúng ta.
Vậy, điều nầy chúng ta cũng hãy ước ao với lòng tin rằng: chức vụ hiện nay của mình không phải do loài người, cũng không phải nhờ một người nào, nhưng bởi Đức Chúa Giê-su và Thiên Chúa là Cha, Đấng đã cho Người từ cõi chết trỗi dậy. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn thuở muôn đời. Amen!!