Khảo cứu Gal 4:19-31
7-Hình Bóng Về Mối Tương Quan Giữa Sa-ra và A-ga (4:19-31).
Nhiều Cơ-đốc nhân vẫn đang nặng lòng với luật pháp nên thư Ga-la-ti được viết ra với những cố gắn chứng minh của Phao-lô rằng Cơ-đốc nhân không cần phải ép mình dưới luật pháp. Giao ước cũ bị loại bỏ. Địa vị của giao ước luật pháp là địa vị của một người vợ bé. Trong thư Ga-la-ti chương 4, đã phát biểu rằng: Áp-ra-ham có hai vợ, tượng trưng hai Giao-ước. Sa-ra là vợ có trong ý định của kế hoạch Đức Chúa Trời, tượng trưng Giao-ước mới; A-ga người hầu của Sa-ra, vợ ‘bất đắc dĩ’của Áp-ra-ham, tượng trưng giao ước cũ của luật pháp. Vì cớ A-ga, ‘vợ bé’, tượng trưng giao ước của của luật pháp, địa vị của giao ước nầy là địa vị của người vợ bé.
Hai người con trai của Áp-ra-ham do sự kết hiệp giữa ông và hai người nữ khác nhau: Ich-ma-el con trai của người nữ tôi mọi sanh ra và Y-sác là con trai của người nữ tự chủ sinh thành ; Ich-ma-el sanh ra bởi sự toan tính của con người và Y-sác-con trai được ban cho Áp-ra-ham bởi lời hứa của Thiên Chúa.(Gal 4:22-23).
Cuối cùng, Áp-ra-ham đã đuổi A-ga và Ich-ma-el ra khỏi gia đình và Y-sác là con trai thừa kế trong lời hứa.
Cũng vậy, khi Christ đến, Ngài loại bỏ giao ước cũ, làm cho nó mất hiệu lực và thay thế nó bằng Giao-ước mới. Hơn nữa, trong thứ tín Ro-ma 5:20 Phao-lô cho biết rằng, “ luật pháp đã xen vào kế bên”. Có nghĩa luật pháp đã thêm vào về sau, chủ tâm nguyên thủy của Đức Chúa Trời thì dân Ngoại Bang không có luật pháp Moi-se và luật pháp Moi-se chỉ dành riêng cho người Is-ra-el. Vì khi Đấng Christ đến thì Ngài đã làm trọn hết những điều luật pháp đòi hỏi. Chúa Giê-su từng công bố rằng: ‘Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn. Vì ta nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn.’(Mat 5 :17-18)… : ‘Sau đó, Đức Chúa Jêsus biết mọi việc đã được trọn rồi, hầu cho lời Kinh thánh được ứng nghiệm, thì phán rằng: Ta khát-Khi Đức Chúa Jêsus chịu lấy giấm ấy rồi, bèn phán rằng: Mọi việc đã được trọn; rồi Ngài gục đầu mà trút linh hồn.’(Giă 19 :28,30)Ngài đãe hoàn tất mọi sự trên thập tự rồi. Sự chết của Ngài nói lên việc dâng sinh tế theo luật pháp Moi-se cách trọn vẹn và đời đời.
Thực vậy, về sau luật pháp đã đến kế bên điều gì đã có trước khi luật pháp đến. Điều nầy chỉ tỏ rằng đường hướng chủ yếu của gia tể Đức Chúa Trời đã có ở đó rồi. Từ vựng”luật pháp”trong câu 4 :21 được sử dụng khác nhau. Chữ thứ nhất nói đến luật pháp như phương tiện để đạt được sự thánh khiết; chữ thứ hai chỉ đến các sách của luật pháp của Cựu-ước(Sáng-thế-ký – Phục truyền.).” Hãy nói cho tôi, anh em là kẻ ưa phục dưới luật pháp, há không nghe luật pháp sao?” Diễn ý : Hãy nói cho tôi biết đi, anh chị em là người đang ước ao tìm được ơn của Đức Chúa Trời bằng cách giữ luật pháp. Vậy anh chị em không nghe sứ điệp của luật pháp sao?.(Gal 4:21).
Cho nên, trung tâm chức vụ của Đấng Christ là chức vụ xưng công chính cho kẻ tin nhận Ngài, chức vụ của Môi-se là chức vụ định tội ( II Côr. 3:9a). Để vạch trần dân Is-ra-êl, vị tiên tri Giê-rê-mi thường nói đến Giao-ước của kinh luật. Tại đây, chúng ta thấy rằng chức năng của kinh luật, là đôi điều về mặt tiêu cực, là vạch trần tình trạng và tình cảnh sa ngã của dân sự của Ngài. Điều nầy giúp chúng ta quay qua nguồn gốc, suối nước hằng sống, mà trong Tân ước là Đấng Christ, sự hóa thân của Đức Chúa Trời.
Bài học này cho Cơ-đốc nhân biết”lúc còn nhỏ thì đứa trẻ hay nghịch gợm, khó dạy. Khi lớn lên theo thời gian thì đứa con ấy biết suy nghĩ, cảm nghĩ khác hẳn lúc nhỏ.” Nhưng một số Cơ-dốc nhân lại quay trở về ép mình vào luật pháp. Những Cơ-đốc nhân này còn nặng lòng với luật pháp, cho nên thư Ga-la-ti dùng câu chuyện Ich-ma-el và I-sác (Sáng 16:21) để công bố một lẽ thật. Đức Thánh Linh đã soi dẫn để lời văn trong thư Ga-la-ti bày tỏ ý nghĩa kín đáo được khai phóng. Cho nên, Cơ-đốc nhân khi đọc Kinh thánh Cựu-ước nên giải thích dưới ánh sáng của Tân-ước thì mới rõ được ý nghĩa.
7.1 Trở Về Dòng Lịch Sử Của Áp-ra-ham(Gal 4:19-23). Những sự kiện xảy ra trong cuộc đời của Áp-ra-ham có liên quan về một lẽ thật khá quan trọng cho Cơ-đốc nhân xác định vị trí của Giao-ước cũ và Giao-ước mới như thế nào, cần nêu ra dễ hiểu. Câu chuyện nầy là bối cảnh được thư Ga-la-ti lập luận. Chính vì vậy, phần này cần hệ thống lại và sử dụng năm tuổi của Áp-ra-ham để làm sáng tỏ(Sáng chương 12-21).
- Áp-ra-ham 75 tuổi. Đức Chúa Trời kêu gọi ông(Sáng 12:1-9) rời khỏi xứ đang sống để vào đất Chúa hứa sẽ ban cho và đồng thời Ngài cũng hứa ban cho ông nhiều con cháu. Nhưng Ngài phải thực hiện theo ý định của Ngài, trong lúc đó Áp-ra-ham và Sa-ra dần dần nguôi hy vọng; nhưng ông bà không thấu hiểu ý muốn của Chúa và khi ông bà không còn hy vọng thì sự kín nhiệm ấy xảy ra, là Ngài ban cho ông bà một con trai như Ngài đã hứa(Rom 4:16-25).
- Áp-ra-ham 85 tuổi. Đã đến lúc, lòng con người không thể chịu đựng được lâu vì con của lời hứa chưa đến! Vì vậy, bà Sa-ra vợ chính thức của Áp-ra-ham nảy ra một kế hoạch và bà mong rằng đây sẽ là điều thực hiện đúng như Đức Chúa Trời đã hứa cho ông bà. “Sa-rai nói cùng Áp-ram rằng: Nầy, Đức Giê-hô-va đã làm cho tôi son sẻ, vậy xin ông hãy lại ăn ở cùng con đòi tôi, có lẽ tôi sẽ nhờ nó mà có con chăng. Áp-ram bèn nghe theo lời của Sa-rai.”(Sáng 16:1-3). Việc làm nầy phù hợp với phong tục-văn hoá xã hội thời đó, nhưng Kinh thánh chỉ coi là đúng theo ý con người, nó hoàn toàn sai lệch trong chương trình tuyển chọn một dân tộc của Thiên Chúa Toàn Năng-Toàn tri và Áp-ra-ham thuận lòng theo lời đề nghị của vợ mình. Điều nầy, khiến Cơ-đốc nhân chắc chắn sẽ nhớ lại tình cảnh của A-dam và Ê-va, khi con rắn đề nghị và điều ấy làm thế gian trở nên ô-uế, tội lỗi được cơ hội xâm nhập vào đời sống con người. Lời đề nghị của Sa-ra trở nên hậu quả cho thế hệ sau của bà vô cùng bi thảm và sự nghe theo lời vợ của Áp-ra-ham khiến hậu duệ ông tàn sát với nhau.
- Áp-ra-ham 86 tuổi. Không khí gia đình của ông bà Áp-ra-ham trở nên căng thẳng: ghen tuông, ganh tị, ghen ghét đến nổi A-ga phải bị lưu vong; nhưng Chúa vẫn thương xót như Ngài đã từng thương xót A-dam và Ê-va(Sáng 3:21). Chúa can thiệp đúng lúc và đưa A-ga trở lại gia đình của chủ mình và Ngài hứa săn sóc bà và đứa con trai. Chắn chắn gia đình của chủ chấp nhận sự trở về của A-ga nên Ich-ma-el ra đời và Áp-ra-ham đặt tên cho con trai ấy(Sáng 16:4-16)
- Áp-ra-ham 99 tuổi. Đức Chúa Trời tiếp tục nhắc lại lời hứa về đứa con trai của Áp-ra-ham và Sa-ra sẽ ra đời. Sẽ do chính Sa-ra sanh ra…
- Áp-ra-ham 100 tuổi. Y-sác, con trai của lời hứa từ Thiên Chúa đã sinh ra. Sự chào đời của Y-sac thay gì vui vẻ như tên của mình nhưng một biến cố bắt đầu thay đổi niềm vui mà thay vào đó giữa dòng dõi của Ich-ma-el và dòng tộc Y-sac bắt đầu xảy ra sự kình địch nhau từ đây.
- Áp-ra-ham 103 tuổi. Theo phong tục người Hê-bơ-rơ lúc nầy, khi người con trai được ba tuổi thì họ ăn mừng với bữa tiệc tiếp đãi nồng nhiệt. Tại buổi tiệc đang vui thì Ich-ma-el triêu chọc Y-sac gây rắc rối trong gia đình(Sáng 21:8). Một biện pháp duy nhất để giải quyết sự căng thẳng nầy là sự trả giá rất đắt: A-ga và con trai Ich-ma-el phải ra đi. Áp-ra-ham đã hiểu biết được sự không vâng lời Chúa là như thế nào ?(Sáng 21:9-14).
Nhìn thoáng qua thì câu chuyện nầy vẫn như những câu chuyện rắc rối thường xảy ra không ít trong nhiều gia đình xưa và nay; Nhưng trong sâu thẳm của câu chuyện nầy mang nhiều ý nghĩa và trong năng quyền thuộc linh lớn lao, một tiêu biểu cho một thực trạng thuộc linh và qua những con người nầy đã dạy cho Cơ-đốc nhân nhiều bài học.
7.2 Thực Trạng Của Tín Hữu Ga-la-ti .
Khi Phao-lô gọi tín hữu Ga-la-ti là ‘con cái bé nhỏ’(Gal 4:19)qua cụm từ này bày tỏ chính ông là người dẫn đưa họ về với Đấng Christ, ông phải tiếp tục chịu nhiều sự đau đớn cưu mang cho sự sanh nở một lần nữa cũng vì cớ họ, nhưng lần nầy không phải tìm sự cứu rỗi cho họ, nhưng thật sự là ông muốn sự hình thành Đấng Christ trong họ, họ cần phải trở nên giống như Đấng Christ trong mỗi ngày và chính đây là toàn bộ ý định của Đức Chúa Trời dành cho Cơ-đốc nhân (Êph 4:13;Col 1:28).
Phao-lô lo ngại, khó xử về thân phận của các tín hữu Ga-la-ti( Gal 4:20). Việc họ tách khỏi chân lý đã khiến ông nghi ngờ(theo bản Anh ngữ) và nếu họ cứ ngoan cố và nổi loạn, có thể ông phải xử lý với lời giáo huấn thật nghiêm khắc. Các giáo lý bởi các chủ luật chú trọng nhiều về Áp-ra-ham và các giáo sư dạy dỗ tín hữu tại đây phải noi gương Áp-ra-ham bằng cách duy trỉ sự cắt bì. Mọi tín hữu phải chịu cắt bì, nên Phao-lô quay sang lịch sử trong gia đình Áp-ra-ham để chứng tỏ chủ nghĩa duy luật là ách nô lệ và không thể đem pha trộn với ân điển của Chúa được(Gal 4:20).
Kỳ sau chúng ta cùng khảo cứu tiếp.
7.3 LẼ THẬT CỦA CHÂN LÝ (Gal 4:24-29).