---

dailyvideo

Tổng số lượt xem trang

Khảo Cứu Ga-la-ti Chương Bốn


Nhã Ý Thay Lời Dẫn Nhập. 
    Lời Thiên Chúa đã tuyên phán! Với mục đích để khuyến khích tín nhân Cơ-đốc trong mọi thời đại, nhất là trong thực tế họ luôn luôn phải đương đầu với việc cấm, bắt bớ, do một “sư tử” hầu như toàn năng, mà các sách trong Kinh thánh đã mạc khải, nhất là đặt trong khung cảnh những triệu báo về Ngày Tận thế.  Không phải là vạch trước cho ta hết các giai đoạn lịch sử sẽ diễn ra từ khi Chúa lên trời cho đến Tận thế, để ta biết mình sống vào khúc nào trong trình tự ấy, nhưng là để lặp lại lời rao giảng trong một thời buổi khó khăn: ngõ hầu tín hữu đừng thối chí trước cơn thử thách – là tô luyện.  Điều cốt yếu là “Chiên con đã chịu tế sát đáng lĩnh quyền năng, phú quí, khôn ngoan, dũng lực, danh dự, vinh quang và chúc tụng”. Ngài đã lĩnh lấy sách niêm phong bảy ấn. Nói cách khác, Chúa Giê-su Christ đã chết và sống lại cầm trong tay mọi bí quyết của lịch sử.
Qua đó Cơ-đốc nhân cần học biết Lời Chúa cách cẩn thận để làm theo!
5-Lập luận Cơ-đốc nhân trưởng thành bởi trong Đấng Christ (Ga-la-ti 4:1-18).
    Một trong những mối nguy của thuyết chủ luật là cố tạo ra một bề ngoài thuộc linh trưởng thành (Mat 23:27, 29), khi thực tế nó giữ tín nhân Cơ-đốc trong tình trạng ấu trĩ.  Người được tái sanh thoát khỏi địa vị con cái của Ma-quỉ, được xưng công chính để trở nên thành viên trong gia đình Đức Chúa Trời, những người làm con Đức Chúa Trời là kẻ thừa kế cơ nghiệp Ngài(Giăng 1:12) và đồng kế tự với Đấng Christ. Amen!
5.1. Quyền Làm Con Nuôi (Gal 4:1-7).
    Kinh thánh Ga-la-ti giải thích quyền làm con nuôi.  Nhận và hưởng đặc quyền làm con nuôi là một trong nhiều phước hạnh của kinh nghiệm tín nhân Cơ-đốc (Gal 4:5; Eph 1:5).  Cơ-đốc nhân không gia nhập vào thành viên gia đình Thiên Chúa bằng việc làm con nuôi theo cách thông thường”một đứa trẻ con không nơi nương tựa gia nhập một gia đình khác khá giả hơn.”  Chúa Giê-su Christ chỉ rõ cách duy nhất để trở nên thành viên trong gia đình Đức Chúa Trời là “Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.”(Giăng 3:3).
Ý Nghĩa của danh phận làm con: Chỉ về danh phận làm con của một người vốn không phải là con Đức Chúa Trời, nhưng trở nên con Đức Chúa Trời bởi ân điển.  Không bởi ý riêng hoặc đủ tư cách nhưng bởi Đức Chúa Trời ban cho quyền phép để hưởng danh phận làm con(Rom 8:15, 16; Giăng 1:12).
* Đặc quyền của danh phận làm con: -Bởi danh phận làm con, Cơ-đốc nhân được trở nên con cái Đức Chúa Trời.(Rom 8:15; Gal 4:6); -Bởi danh phận làm con, Cơ-đốc nhân được hưởng mọi đặc quyền làm con Đức Chúa Trời (Rom 8:17; Gal 4:7); -Bởi danh phận làm con, Cơ-đốc nhân sống theo “luật pháp” của Đức Chúa Trời vì là công dân thiên quốc:” Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy?Cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta! Như vậy, thì chính mình tôi lấy trí khôn phục luật pháp của Đức Chúa Trời, nhưng lấy xác thịt phục luật pháp của tội lỗi. (Rom 7:24-25).
    Làm con nuôi theo tinh thần Kinh thánh Tân-ước mang ý nghĩa có quyền hạn như một con trai trưởng thành, không còn là đứa trẻ còn nhỏ và người con trai ấy thật tuyệt vời với diễm phước được đặc quyền làm con trai trong gia đình.  Cơ-đốc nhân là con cái của Đức Chúa Trời bởi tin nơi Đấng Christ, bởi sự tái sanh của Chúa Thánh linh được sinh ra trong gia đình Đức Chúa Trời và mỗi con cái Đức Chúa Trời được tái tạo trong gia đình Thiên Chúa với trong vị trí là làm con trai, vì con trai ấy của Đấng ấy có mọi đặc quyền đặc lợi đúng pháp luật của một người con.  Khi một tội nhân tin nhận Chúa Giê-su Christ và được cứu rỗi đương sự là”trẻ con thuộc linh hoặc còn là con đỏ trong ân sủng”cần phải lớn lên(1Phie 2:2-3); nhưng về địa vị,  đương sự là một con trưởng thành vẫn nhận hưởng sự giàu có của Cha mình và hưởng mọi đặc ân tuyệt vời của quyền làm con.
    Cơ-đốc nhân gia nhập vào gia đình Đức Chúa Trời bằng sự tái sinh bởi Thánh linh, nhưng Cơ-đốc nhân hưởng gia đình Đức Chúa Trời bằng sự nhận làm con nuôi.  Tín nhân Cơ-đốc không phải chờ để bắt đầu hưởng sự giàu có thuộc linh có sẵn dư dật trong Đấng Christ.”Nếu ngươi là con, thì cũng là kẻ kế tự bởi ơn của Đức Chúa Trời”(Gal 4:7).
5.2 Việc Làm Con Nuôi.  Qua ba yếu tố: Hiện trạng chúng ta là gì?(Gal 4:1-3); Những gì Đức Chúa Trời làm.(Gal 4:4-5) và Cơ-đốc nhân là con trai và người kế tự (Gal 4:6-7).                                                               
5.2.1 Hiện trạng chúng ta là gì? Con cái phục dưới lề lối thế gian (Gal 4:1-3). 
  • Trong lời câu 1,2 đã khai sáng một bức tranh về một người cha giàu có sẵn sàng giao quyền kiểm soát tài sản của mình cho đứa con trai khi con trai đến lúc trưởng thành.  Tuy nhiên, đứa trẻ còn thơ ấu, thân phận của người thừa kế nầy vẫn giống thân phận của một nô lệ.  Cho dù người cha giàu có đến bao nhiêu, con trai còn thơ ấu hoặc đứa trẻ mới biết bước đi, không thể hưởng của cải ấy.  Trong xã hội người La-mã, con cái của những người giàu có được các nô lệ chăm sóc.  Cho dù cha của đứa trẻ ấy là ai, đứa trẻ vẫn là đứa trẻ ở dưới sự bảo hộ của người đầy tớ.  Thật ra,  đứa trẻ không khác biệt gì nhiều so với người đầy tớ đang bảo bọc nó.  Người chủ ra lệnh cho đầy tớ, người đầy tớ ra lệnh lại cho đứa bé.  Người này liên tục bị sai bảo phải làm việc nầy và chớ làm việc nọ.  Người thừa kế đang bị kẻ bảo hộ quản lý(quản gia) tài sản của mình và những kẻ coi giữ(giám hộ) chịu trách nhiệm về mình.  Vì vậy, dầu cơ nghiệp kia chắc chắn thuộc về mình, kẻ thừa kế vẫn chưa bước vào đó cho đến khi trưởng thành.             
  •  Đây là tình trạng thuộc linh của người Do-thái đang ở dưới thời luật pháp (câu 4).  Luật pháp là “người giám hộ”giữ dân Is-ra-el trong kỷ cương và dọn đường cho Đấng Christ đến (Gal 3:23-25).  Luật pháp không ngừng sai khiến giống y những nô lệ.  Họ mang ách nô lệ của những lề thói của thế gian, có thể hiểu đây là những nguyên tắc sơ đẳng của tôn giáo, những lễ hội với những nghi thức được thiết lập ra cho những người không tỏ tường về Đức Chúa Trời đúng như Ngài đã được phát lộ ra trong Đấng Christ.  Luật pháp đầy dẫy những cái bóng và hình ảnh hấp dẫn những giác quan thuộc linh nhờ vào các phương tiện thuộc thể và bề ngoài.  Cơ-đốc giáo mang tính thuộc linh, ở bề trong và vĩnh viển.  Những điều bề ngoài nầy là hình thức nô lệ đối với trẻ thơ.   Vì thế, khi người theo đạo Do-thái lúc bấy giờ hướng dẫn tín nhân Cơ-đốc tại Ga-la-ti trở lại với việc làm theo luật pháp, họ đưa tín hữu Ga-la-ti vào sự ràng buộc của tôn giáo và họ dẫn dụ tín hữu về sự ấu trĩ non trẻ thuộc linh.

    Thư Ga-la-ti phát lộ rõ ràng người theo Do-thái giáo, giống như trẻ con, phải phục dưới” mọi lề thói của thế gian”. (Chữ mọi lề thói có nghĩa là những điều ấu trĩ).  Trải qua 15 thế kỷ, người Is-ra-el học”những điều sơ học thiêng liêng” để được sẵn sàng cho Chúa Giê-su đến.  Sau đó họ được mạc khải trọn vẹn vì Chúa Giê-su Christ là” An-pha và Ô-mê-ga” (Khải 22:13); Ngài có đủ mọi Lời mạc khải cho con người.  Ngài là Lời phán cuối cùng của Đức Chúa Trời (Heb 1:1-3).  Vậy, việc làm theo luật pháp không phải là bước hướng đến sự trưởng thành; nhưng là bước lui lại thời trẻ con.  Luật pháp không phải là sự mạc khải cuối cùng của Đức Chúa Trời; nó chỉ là bước chuẩn bị cho sự bày tỏ sau cùng trong Đấng Christ.
    Biết về bài học vỡ lòng rất quan trọng, vì nó là nền tảng cho sự hiểu biết về ngôn ngữ.  Nhưng nếu ai đó chỉ ngồi trong thư viện đọc A, B, C…thay vì đọc tác phẩm văn học ở chung quanh thì người đó vẫn còn ấu trĩ và thậm chí dốt nát, không trưởng thành và khôn ngoan.  Dưới sự chi phối của luật pháp, người Do-thái là những con trẻ trong tay người giám hộ, chứ không phải con trai đang hưởng tự do.                                                                  
5.2.2 Những gì Đức Chúa Trời làm.  Ngài Cứu-chuộc chúng ta (Gal 4:4-5). 
  • Ý tưởng hạn đã được trọn(Gal 4:4):  Thời điểm Đức Chúa Trời đã định trước cho những kẻ kế tự trở nên đúng tuổi và nhắc tín nhân Cơ-đốc thời điểm khi thế gian sẵn sàng thích hợp cho Đấng Cứu-thế ra đời.  Khi nghiên về thời đế quốc La-mã, con người đang mong đợi lớn lao một vị cứu tinh.  Các tôn giáo cổ đang tàn lụi; các triết gia lâu đời vô nghĩa và không thể làm thay đổi cuộc sống con người.  Nhiều tôn giáo thần bí mới lạ thâm nhập vào đế quốc.  Sự phá sản của tôn giáo và khao khát thuộc linh xảy ra khắp nơi.  Đức Chúa Trời đang sửa soạn tấm lòng khao khát của thế gian cho sự đến của Con Ngài.
  • Từ quan điểm lịch sử nầy, chính đế quốc La-mã là công cụ giúp chuẩn bị thế giới cho sự chào đời của Đấng Cứu-thế.  Những con đường nối thành phố nầy đến với thành phố khác và mọi thành phố đều nối liền với thủ đô La-mã.  Luật pháp La-mã bảo vệ quyền của công dân, quân lính bảo vệ hòa bình.  Nhờ cả hai cuộc chinh phục của Hy-lạp và La-mã, tiếng La-tinh và Hy-lạp được phổ biến rộng khắp đế quốc.  Sự giáng sinh của Chúa Giê-su tại Bết-lê-hem không phải là chuyện tình cờ, đó là thời điểm định ước Chúa Giê-su Christ đến theo”kỳ hạn đã được trọn”và Ngài cũng sẽ trở lại trần gian khi thời gian đã sẵn sàng. 
  • Kinh thánh Ga-la-ti đưa ra hai bản thể của Chúa Giê-su Christ (Gal 4:4).  Chỉ vài lời này đã đưa ra dành cho Cơ-đốc nhân câu tuyên bố tuyệt vời về thần tánh và nhân tánh của Thiên Chúa, Ngài vừa là Đức Chúa Trời và vừa là con người.  Là Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su “từ Cha xuống trần gian”(Giăng 16:28); nhưng là con người “Ngài được sinh ra bởi người nữ”.  Cụm từ này làm chứng cho thân vị độc nhất vô nhị của Cứu Chúa Giê-su Christ và phương thức sanh ra vô nhị độc nhất của Ngài. Lời Đức Chúa Trời tuyên phán từ khi còn xa xưa Đấng Cứu-chuộc sẽ thuộc “dòng dõi người nữ”(Sáng th 3:15); và Chúa Giê-su làm ứng nghiệm lời hứa ấy(Ê-sai 7:14;Mat 1:18-25).
  • Chúa Giê-su được sinh ra trong thế gian làm người Is-ra-el và sanh ra dưới luật pháp. Là Con Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su không bao giờ ở dưới luật pháp; Ngài là Đấng ban luật pháp.  Nhưng trong ân điển, Ngài hạ mình đã đặc mình dưới luật pháp Ngài đã lập ra và mang lấy sự rủa sả của luật pháp trong sự chết của Ngài.  
  • Kinh thánh xác chứng cho Cơ-đốc nhân biết Đấng đã đến – là Con Đức Chúa Trời; và lúc Ngài đến, với luôn cả cách Ngài đến.  Lý do Ngài đến cũng được Kinh thánh cho biết để:”chuộc những kẻ ở dưới luật pháp”(Gal 4:5).  Luật pháp đòi hỏi một cái giá từ những người không giữ luật pháp, giá đó là sự chết.  Trước khi Đức Chúa Trời đưa con người vào địa vị làm con tuyệt diệu thì giá phải trả cho người đó buộc phải trả xong.  Vì vậy, Chúa Giê-su Christ vào trần gian để hòa nhập vào thành viên loài người làm dân Do-thái, Ngài đã trả xong mọi luật pháp đỏi hỏi. 
  • Vì Ngài là Đức Chúa Trời, sự chết của Ngài có giá trị vô hạn, có nghĩa sự chết ấy có đủ để trả cho dù bất kỳ số lượng tội nhân nào. 
  • Vì Ngài là Con Người, Ngài chịu chết trong tư cách Đấng thay thế cho nhiều người. 
    Cứu chuộc là ngôn từ Gal 3:13 đã dùng, có nghĩa là “trả giá để được tự do”.  Một người có thể mua nô lệ tại bất cứ trong các thành phố nào của đế quốc La-mã, họ có toàn quyền để giữ nô lệ làm người phục vụ cho mình hoặc thả nô lệ được tự do.  Cũng thể ấy Chúa Giê-su đến để chúng ta được tự do.  Cho nên, Cơ-đốc nhân, trở lại với luật pháp là người ấy phá bỏ chính công giá của Đấng Christ trên thập tự giá.  Cơ-đốc nhân nên biết chắc chắn trong ý định Cứu-chuộc của Ngài là Ngài cứu chúng ta không để chúng ta làm nô lệ tiếp tục.  Nhưng là con cái Ngài!
    Cơ-đốc nhân xem xét sự khác biệt sau đây giữa con cái Đức Chúa Trời và làm con trai Ngài:
  •  Con cái Đức Chúa Trời: bởi sự sanh lại bước vào gia đình, đặt mình chịu dưới sự giám hộ, chưa được thừa kế.
  • Con trai Đức Chúa Trời: bởi sự làm con, vui hưởng gia đình, được tự do của người trưởng thành được thừa kế của cha.
  • 5.2.3 Cơ-đốc nhân là con trai và người kế tự (Gal 4:6-7).  Thiên Chúa , Ba ngôi Đức Chúa Trời liên quan đến kinh nghiệm thuộc linh của tín nhân Cơ-đốc:
  • Đức Chúa Cha sai Đức Chúa Con chịu chết thế cho tín nhân Cơ-đốc.
  • Đức Chúa Con sai Đức Thánh Linh của Ngài sống trong Cơ-đốc nhân.
    Sự tương phản ở đây không phải giữa các con chưa trưởng thành với các con trai thành nhân, nhưng giữa tôi tớ giữa các con cái trong gia đình.  Giống như đứa con trai trong câu chuyện Chúa Giê-su kể làm ví dụ(Luc 15:18-19) có không ít người tín hữu tại Ga-la-ti và có thể ngày nay cũng không kém, họ mướn cha của mình chấp nhận mình như là kẻ tôi tớ, trong khi họ thật sự họ là con.  Phân tích chổ nầy Cơ-đốc nhân thấy những khác biệt:
  • Người con có cùng bản tính với cha, trong khi người đầy tớ thì không.  Khi Cơ-đốc nhân tin nhận Chúa Giê-su, Đức Thánh Linh sẽ chiếm hữu và ngự vào lòng; điều nầy minh chứng cho Cơ-đốc là” người dự phần trong bản tính của Đức Chúa Trời”(2Phie 1:4).  Luật pháp không thể nào ban cho con người bản tính của Đức Chúa Trời.  Tất cả những gì luật pháp có thể làm là cho Cơ-đốc nhân biết được nổi khát khao cần có bản tính của Đức Chúa Trời trong con người của chính mình.  Vì vậy, khi Cơ-đốc nhân quay trở lại luật pháp, người ấy đã gạt bỏ chính bản tính của Đức Chúa Trời hiện hữu trong lòng mình và tệ hại hơn là tạo cơ hội cho bản tính cũ(xác thịt) có điều kiện hành động.
  •  Người con có cha, đầy tớ có chủ.  Chẳng có đầy tớ nảo gọi chủ là cha.  Khi tội nhân tin Đấng Christ, người ấy nhận lãnh Thánh Linh ngự vào lòng mình và Chúa Thánh Linh phán với người ấy rằng ngươi là con của Đức Chúa Trời (Rom 8:15-16).  Một em bé sơ sinh chỉ biết khóc chứ chưa biết thưa chuyện với cha.  Khi Thánh Linh Chúa ngự vào lòng, Ngài kêu rằng: “A-ba! Cha!”(Gal 4:6); và Cơ-dốc nhân đáp lại ” A-ba! Cha!”(Rom 8:15).  Chữ A-ba! Là từ ngữ A-ram, tương đương với Anh ngữ”papa”(cha).  Điều nầy cho thấy mối liên hệ của người con nầy với cha thật gần gũi.  Đấy tớ thì không được như vậy.
  • Người con vâng lời và yêu thương, trong khi đầy tớ vâng lời vì sợ hãi.   Đức Thánh Linh hành động trong lòng tín nhân Cơ-đốc để thúc đẩy và gia tăng lòng yêu mến Đức Chúa Trời trong người ấy.”Trái của Thánh Linh là lòng yêu thương”(Gal 5:22).  “Tình yêu của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng Cơ-đốc nhân bởi Thánh Linh”(Rom 5:5).  Theo sự dạy dỗ của người sùng bái luật pháp thì cho rằng họ sẽ trở nên Cơ-đốc nhân tốt hơn khi làm theo luật pháp; Nhưng họ quên rằng luật pháp không tạo nên sự vâng lời.  Chỉ có tình yêu thương mới làm nên được điều ấy.”Nếu các Cơ-đốc nhân yêu mến Chúa, thì gìn giữ các điều răn Ngài”(Giăng 14:15).
  • Người con giàu có, đầy tớ thiếu thốn. Cơ-đốc nhân “vừa là con vừa là người thừa kế”. Và vì Cơ-đốc nhân được nhận làm con nuôi – được đặt làm con trai thành nhân trong gia đình – tín nhân Cơ-đốc có thể bắt đầu sử dụng của thừa kế ngay từ bây giờ.  Đức Chúa Trời sắm sẵn cho Cơ-đốc nhân sự giàu có vô hạn của ân sủng Ngài(Eph 1:7, 2:7), sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển(Phil 4:19), sự dư dật của lòng nhân từ Ngài(Rom 2:4), sự giàu có khôn ngoan của Ngài (Rom 11:33) và mọi sự giàu có của Đức Chúa Trời đều ở trong Đấng Christ (Cong 2:19, 2:3).
  • Người con thì có tương lai, đầy tớ thì không. Nhiều gia chủ tốt cung cấp lương thực cho đầy tớ của mình khi tuổi về già, nhưng không phải ông chủ nào cũng tốt bụng, nên đa số tôi tớ đã cưc khổ trong tuổi già.  Người cha luôn luôn cung cấp sự cần dùng cho con (2Cor 12:14).
    Trong lúc Cơ-đốc nhân nhận được danh phận làm con thì sẽ nhận mọi phước hạnh của sự cứu rỗi ngay trên đất đồng thời nhận sự sống đời tại Nước Thiên đàng.  Giống như sự xưng công chính, danh phận làm con chỉ thay đổi địa vị trước mặt Đức Chúa Trời mà tự mình không tạo sự biến đổi bên trong đời sống, Cơ-đốc nhân vẫn còn nhiều thói quen của tội lỗi ngoài ý muốn.” Người ăn xin không sễ dàng để làm con của một vị vua”.  Cơ-đốc nhân biết rằng, trong cuộc sống hằng ngày tự mình cố gắn với nhiều nổ lực làm theo ý Đức Chúa Trời là điều không thể(Thờ phượng – Dâng hiến – Cầu nguyện – làm việc lành…). 
    Trước khi theo Đức Chúa Trời Cơ-đốc nhân vẫn hành động theo ý riêng , nhưng nay Cơ-đốc nhân đừng quên mình đã trở nên con cái tôn trọng của Thiên Chúa.  Tất cả hành vi trong đời sống phải tỏa hương  thơm Đấng Christ.  Qua quá trình:”Kêu gọi, tái sinh, hoán cải,  xưng công chính và danh phận làm con”.  Bởi ân điển Đức Chúa Trời, trong phút chốc người ăn xin trở nên hoàng tử.
    Về một ý nghĩa nào đó sự làm con nuôi của Cơ-đốc nhân chưa kết thúc, bởi vì họ đang chờ đợi Chúa Giê-su Christ tái lâm và sự cứu chuộc thân thể tín nhân Cơ-đốc (Rom 8:230. Trong thực tế chủ gia người La-mã thời bấy giờ sẽ nhận nuôi một người để nhận họ làm con nuôi của mình.  Nghi thức nầy được thực hiện tại gia đình và sau đó ra cơ quan chính quyền.
    Cơ-đốc nhân, là những người được Chúa Giê-su Christ mua chuộc Thánh Linh Chúa sẽ ngự vào lòng và hiện nay tất cả Cơ-đốc nhân đang chờ đợi khi Đấng Christ tái lâm.  Lúc ấy, “Cơ-đốc nhân sẽ trở nên giống như Ngài”(1Giăng 3:1-3).  Chắc chắn Cơ-đốc nhân là”con là người kế tự”và chúng ta là Cơ-đốc nhân sẵn sàng chờ ngày thụ hưởng (1Phie 1:1-5).

Kỳ tới.

5.3 Cơ-đốc nhân lui bước (Gal 4:8-11).
5.4 Tín nhân Cơ-đốc với lòng yêu thương (Gal 4:12-18).

Ms. Lê Qúi Hữu.

0


Theo dõi: Blogspot | Facebook | Twitter | Google+

Đăng bởi Tin Lanh Mennonite on 03:14. Chuyên Mục , . Chào mừng quí vị đã đến với Blog's của David Nguyễn. Nếu thấy nội dung blog's có ích cho quí vị xin vui lòng chia sẻ nó cho những người khác. Xin chân thành cảm ơn! Davidnguyen. Mọi thắc mắc, góp ý xây dựng xin liên hệ! tại đây.

0 nhận xét for Khảo Cứu Ga-la-ti Chương Bốn

Đăng một nhận xét

BÀI MỚI

NHẬN XÉT MỚI

MEDIA

TIN TỨC

...

LÊN ĐẦU TRANG