---

dailyvideo

Tổng số lượt xem trang

Chương 2 Phần 03 từ câu 11-21


ĐỨC TIN KIỆN TOÀN (T.T.)

“Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền
  -Tuyên Ngôn Tự Do Của Cơ-Đốc Giáo

    Phao-lô đã mền mại trong Thiên ý định minh chứng rằng ông đã nhận được Phúc-âm đích thực từ nơi Chúa Jesus là sự thật.  Qua sự minh chứng nầy chúng ta nhận thấy Phao-lô đã liều mình rao giảng Phúc-âm của ân điển Đức Chúa Trời đến những nơi xa xôi cho dân Ngoại, nhờ đó Phúc-âm nầy mạnh mẽ khai phóng lan rộng mọi nơi trên thế giới và cũng đến với dân tộc Việt Nam chúng ta.  Thật tạ ơn Thiên Chúa, nếu buổi họp tại Giê-ru-sa-lem, Phao-lô và những người cùng đi thất bại trước Hội nghị thì ngày nay chúng ta tin Chúa Jesus Christ sẽ phải chịu nhiều “cỏ khô, rơm rạ” cộng vào nền tảng đức tin để xây dựng và đời sống ấy chỉ tin theo tôn giáo rập khuôn.  Phao-lô đã không chấp nhận nhượng bộ cho các kẻ nghịch lại ân điển của Thiên Chúa, những người nầy thật ra họ đã chiếm đoạt, loại bỏ sự tự do thật của Phúc-âm từ Đấng Christ ban cho người tin.  Chính sự mạnh mẽ không thiếu đức tính mền mại”cảnh giác thuộc linh” này đã dẫn đưa cuộc chạm trán mà Phao-lô phải đối diện với các sứ giả khác: Phi-e-rơ, Ba-na-ba và một vài người khác có liên quan thân thiết với Gia-cơ(và thư tín Gia-cơ).

1. Lối Mòn Cũ Của Dấu Chân Luật Pháp(Gal 2:11-13).


Nhưng khi Sê-pha đến thành An-ti-ốt, tôi đã công khai phản đối ông vì thật là đáng trách. Bởi vì trước khi mấy người của Gia-cơ đến, ông vẫn ăn uống chung với người ngoại quốc. Nhưng khi họ đến thì ông rút lui và tách riêng ra vì sợ những người cắt bì.  Những người Do Thái khác cũng hành động đạo đức giả như Phê-rơ đến nỗi cả Ba-na-ba cũng bị lôi cuốn hành động giả dối như thế
  • Chấp nhận nhau trong thân thể Đấng Christ. 

    Phần 02 vừa học, chúng ta được biết kết quả thật sung sướng bởi  các lãnh đạo Tại thủ đô Giê-ru-sa-lem đồng ý thống nhất việc “cắt bì” không cần phải áp dụng cho Cơ-đốc người Ngoại Bang(cả người Do-thái).  Đoàn truyền giảng Phúc-âm qua các sứ giả đã ra đi có Phao-lô là người “đứng mũi chịu sào” Trước nhiều trở ngại nay Hội thánh Chúa tạm ổn khi mọi việc được phô bày thật rõ ràng về ân điển được nhận cách nhưng không chỉ bởi đức tin nơi Chúa Jesus(Congv 15:1-41).  Có thể, sau Hội nghị sứ giả Phi-e-rơ đi đến An-ti-ôt. Điều đáng chú ý trong sự kiện” tự do”của Phi-e-rơ lúc nầy.  Ông bày tỏ niềm vui với mọi người, qua buổi tiệc thông công với các tín hữu Cơ-đốc người Giu-da và người Ngoại Bang.” Ăn với người Ngoại Bang”có nghĩa là chấp nhận họ, xem người Do-thái và người Ngoại Bang ngang hàng nhau trong gia đình Đấng Christ.

  • Nhìn lại chính mình. 
    Phi-e-rơ là người Giu-da, theo truyền thống Do-thái chính gốc, thiếu đi sự mền mại, thật khó mà thay đổi một con người khi họ đã in trí nhiều đời một việc nào đó và dân tộc họ đã trải qua một thời gian có cả ngàn năm, tuy khó khăn lắm nhưng Phi-e- rơ cũng đã chịu học nơi Chúa Jeus khi Ngài chưa chịu treo thân trên cây thập tự và sống chung với ông(Mat 15:1-20).  Chúa Thánh Linh cũng đã  nhấn mạnh lại điều nầy khi Ngài công bố phán lệnh sai ông đến nhà Cot-nây(Congv 10:1-48).  Hơn thế nữa sau Hội nghị, chân lý nầy đã được các sứ đồ tại Giê-ru-sa-lem chấp thuận và đồng thừa nhận(Congv 15:1-41). Ông là một chứng nhân thật quan trọng trong lúc mọi việc đã xảy ra trong cuộc đời mình.   “Một việc đáng trách” trước khi muốn phê phán Phi-e-rơ ngày xưa chúng ta nhìn lại mình đã thành “Phi-e-rơ” trong trường hợp nầy bao lần?  Tôi và quí bạn độc giả nên xem xét lại hiện tại chúng ta đang thật sự vâng theo bao nhiêu giáo lý quen thuộc trong Kinh thánh?.  Phierơ tự đặt mình dưới luật pháp khi sinh hoạt với người Giu-đa(Do-thái) và dưới Ân-điển khi sinh hoạt với người ngoại quốc tin Chúa.  Ông chẳng những lầm lẩn mà còn khiến người khác bị lôi cuốn theo sự sai lệch nầy.   Khi nghiên cứu lại lịch sử Hội thánh, tôi và qui vị thấy, trải qua bao nhiêu năm dài tín hữu Cơ-đốc chậm chạp trong việc tin và thực thi các chân lý trong đức tin ngay cả ngày nay, trong khi chúng ta có cả quyển Thánh Kinh trọn bộ.  Khi nghĩ đến sự bách hại và ngược đãi mà nhiều tín hữu đã chịu vì danh Đấng Christ, trong chúng ta có thấy hổ thẹn chăng? Đối với một số người ngày nay, binh vực một giáo lý trong khi nhóm họp tại nhà thờ là một việc, còn đem giáo lý ấy thực hành trong cuộc sống thưởng ngày là một việc hoàn toàn khác.
  • Nỗi lo sợ, khiến chính mình và những người khác lung lay.
    Phi-e-rơ một con người mạnh mẽ hơn các sứ đồ khác(12 sứ đồ)khi Chúa còn tại thế và người công bố Phúc-âm có cả ngàn người trở lại tin Chúa(Congv 2), nhưng ông lại có sự sợ hãi trong lòng khiến sự tự do bởi đức tin của ông lung lay.  Chúng ta được biết Hội thánh An-ti-ốt đã được một số đồng sự của Gia-cơ đến thăm(Gia-cơ là một người Do-thái nghiêm khắc mặc dù ông là con cái Chúa).  Những người đến thăm nầy có thể họ là “đảng phái cắt bì”(Congv 15:1,5)và muốn hướng dẫn Hội thánh An-ti-ôt đi vào việc tuân thủ luật pháp trong tôn giáo của họ  Những kinh nghiệm tại nhà Cọt-nây, ông bị công kích nặng nề nhưng ông dã vượt qua và thành công khi ông tự biện minh(Congv 11:1-30).  Khi Phi-e-rơ không vâng lời Chúa Thánh Linh khi Ngài sai ông đến làm chứng tại gia đình Cọt-nây, ông cũng mạnh dạn làm chứng lại tại Giê-ru-sa-lem trước Hội nghị.  Nhưng trong buổi tiệc ông đang dự, ông mất can đảm vì sự có mặt của vài thành viên trong nhóm “chống đối”.  “Sự sợ loài người gài bẫy” (Châm-ngôn 29:25)
    Chúng ta không lên án ai và cả bài học minh họa về con người của Phi-e-rơ:  Phi-e-rơ thật nhanh nhẩu bộp chộp? đức tin,  sự can đảm  của Phi-e-rơ thật đáng quan tâm hơn trong giây phút mạnh mẽ trước đó rồi ông lại hoàn toàn như sụp đổ giây phút tiếp theo sau.  Phi-e-rơ đủ đức tin đi trên mặt nước để bước đến với Chúa Jesus nhưng sự sợ hãi đến nỗi bị sụp chìm xuống nước liền theo sau (Mat 14:29-30).  Sự tự hào khoe khoang tại phòng cao sẵn lòng chết với Chúa, rồi chối Ngài đến ba lần tại chốn công đường người Do-thái.  Cũng vậy, tại bữa tiệc ông đánh mất niềm vui với các tín hữu người” Ngoại Bang”và ông đã tự phân rẽ với họ.
    Một điều khiến chúng ta ngày nay cũng cần chú ý, Kinh thánh minh họa lại đời sống đức tin của Phi-e-rơ khiến những người khác cùng đi theo vết sai của mình.  Ngay cả Ba-na-ba là một trong những người lãnh đạo Hội thánh An-ti-ốt(Congv 11:19-26) cũng liên lụy đến, vì vậy việc không làm theo lời dạy của Chúa đã ảnh hưởng đến những người khác nhất là các đồng lao trong mối thông công.  Nếu Phi-e-rơ và Ba-na-ba đã thắng và hướng dẫn Hội thánh làm theo luật pháp thì sao?  An-ti-ốt có còn là trung tâm truyền bá Phúc-âm nữa không? (Congv 13:1-52).  Có thể sự tệ hại hơn nữa là họ gửi các Gíao sĩ thuộc những kẻ ủng hộ việc cắt bì để Hội thánh đi vào cuộc sống đầy những trói buộc loại trừ ân điển mà cần sự nổ lực từ con người với những lý trí cho rằng người công chính thì sống bởi đức tin bằng việc làm theo luật pháp, hay bằng những nguyên tắc hòng giúp con người tiến bộ hơn và nề nếp truyền thống trước Thiên Chúa để Ngài đẹp lòng.  Vấn đề rất quan trọng mà mọi tín hữu cần phải chú tâm là “chân lý Phúc-âm”mà Chúa Jesus đã từng rao giảng khi Ngài còn tại thế.
    Qua sự kiện Phi-e-rơ đã trở về lối mòn cũ của luật pháp mà thư Ga-la-ti đã minh chứng, sự sợ hãi trong lòng khiến sự tự do bởi đức tin của ông lung lay và bây giờ chúng ta sẽ thư giãn một chút để xem xét thư Gia-cơ bày tỏ đến sự liên quan tới việc xưng công chính bởi đức tin bằng hành động Cơ-đốc dưới cái nhìn của Thiên Chúa.

2. Người Công Chính Sống Bởi Đức Tin ?
    Trước giả thư Hê-bơ-rơ gửi cho người Do-thái đã minh họa những tiền nhân xưa về đức tin của họ phải chịu nhiều khổ nạn nghịch cảnh chỉ vì đức tin.  Gia-cơ cũng đặc lòng tin, đức tin nơi Phúc-âm mà Chúa đã rao ra tuy ông là một người Do-thái chính gốc và ông đã công bố người công chính sống bởi đức tin như thế nào thật cụ thể và rõ ràng dễ hiểu:

  • Đức tin chịu thử luyện (Gia-cơ 1:2-4, 12-15 ).
    Tín hữu có đức tin thật sự thì chịu nhiều cuộc thử nghiệm để đức tin có thể sanh ra lòng kiên nhẫn và với những bằng chứng không thể để cho người khác có thể trách mình dù một thiếu sót cũng không có trong sinh hoạt đời sống mổi ngày.  Chúng ta được Thiên Chúa tạo dựng vì mục đích của Ngài, Ngài muốn ý chỉ của Thiên Chúa hình thành , hoàn tất mọi sự trên đất với cả lòng tin. Điều quan trọng là thời gian Thiên Chúa chỉ ban cho mỗi một tín hữu có giới hạn rất ít để tạm trú trên đất nhưng thời gian đó Chúa muốn thử nghiệm chúng ta qua những hoạn nạn khốn khổ để tín hữu được lớn lên trưởng thành trong đức tin, những gian truân nầy đã tô luyện đức tin trở nên trọn vẹn và Chúa Jesus cho biết nó là các phước hạnh cho đời sống công chính khi còn tại thế(Mat 5:3-11).  Sự công chính của người sống bởi đức tin phải trổi hơn những người đang theo chủ luật và đức tin của người ấy được biểu lộ qua những việc làm rõ ràng” mắt thấy - tai nghe”.
    Một tín hữu thật thì bản năng tự nhiên trong trái Thánh Linh đã được Thiên Chúa gieo trong họ giúp đủ sức kiên trì trong đức tin để trưởng thành và sanh bông trái kết quả về cho Chúa.  Tín hữu thật thì đương nhiên họ đủ sức chịu đựng từ Thiên Chúa ban cho để phù hộ họ, khiến họ nhận lãnh sự sống mới, sự sống đời đời ấy phần thưởng mà Thiên Chúa dành sẵn cho tín hữu đó vì họ bày tỏ đức tin bằng lòng yêu kính Chúa mà chịu mọi nghịch cảnh xảy trong đời mình.
  • Đức tin hay vô tín?(Gia-cơ 1:5-8). 
    Chúa Jesus dạy dỗ chúng ta nhu cầu về sự khôn ngoan từ Thánh Linh là điều tốt nhất mà Thiên Chúa muốn ban tặng” Vậy nếu các ngươi là người xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài! “(Mat 7:10; Lu-ca 11:13). Những sự cầu xin thật sự của người công chính cũng bởi đức tin mà xin.  Nếu lời cầu xin có chút do dự nghi ngờ thì nó trở nên đối nghịch với đức tin là sự vô tín.  Khi chúng ta cần một nhu cầu nào thì nên lưu ý nó được bắt đầu bằng sự khôn ngoan bởi đức tin, hoàn toàn không nói về sự nổ lực hay một cố gắn nào của con người, khi con người muốn nổ lực riêng thì là lúc người đó đang nghi ngờ và điều nầy khiến bản chất tội lỗi bực dậy đánh mất lòng tin.
  • Đức tin sống động qua việc làm (Gia-cơ 1).

    Như phần trên chúng ta biết Thiên Chúa muốn ban những gì tốt nhất dành cho tín hữu thật của Ngài, tiếp bước theo Gia-cơ bày tỏ rằng mọi sự ơn lành và những phúc lộc hoàn hảo đều do từ ơn trên tuôn xuống bởi ý muốn Đấng Tạo Hóa, nơi Ngài không hề có sự thay đổi cũng không có sự chuyễn vần khi sáng hoặc tối.  Mục đích Thiên Chúa dựng nên loài người chúng ta để tín hữu trở nên như kết quả của trái đầu mùa và Ngài chỉ sử dụng bằng lời phán từ miệng Ngài mà ra.  Cho nên, Ngài chỉ mong nơi dân sự Ngài là nghe và làm theo lời Ngài, đây là một đặc trưng bày tỏ đức tin bằng hành động.
    Cơn giận.  Trước hết, tín hữu nên biết tánh xác thịt sanh ra những việc trái với Thánh Linh(Gal 5:13-21)và nhất là hành vi của tín hữu nên chú ý: phải mau nghe, chậm nói và chậm giận.  Cơn giận sản sinh ra tội ác khó mà lường. Ca-in giết em trai, vua Sau-lơ nhiều lần phóng cây giáo của mình để tiêu diệt con rễ là Da-vit…Chúa Jesus đã từng lên án “Hễ ai giận anh em mình thì đáng bị tòa án xử đoán”(Mat 5:22)ngang với hành vi giết người vì cơn giận sẽ giết chết anh chị em mình.  Và cơn giận không thể thực thi được đường lối công chính Thiên Chúa, vậy để chấm dứt cơn giận quái ác ấy các tín hữu nên giải quyết như thế nào?
    Bước kế tiếp về cơn giận: ấy là đức tính của bông trái Thánh Linh là sự mền mại có trong mọi tín hữu khi tin nhận Chúa Jesus thì Chúa Thánh Linh sẽ tái tạo và ban cho họ.  Bản năng mền mại cộng với lời Thiên Chúa để có đủ đức tin, sức lực bảo hộ linh hồn mình.   Và lời Thiên Chúa sống động và linh nghiệm sẽ giúp tín hữu dập tắt cơn giận tránh được nhiều hậu quả xảy ra. Cuối cùng giải quyết cơn giận là sự kiềm chế lời mình nói ra” mau nghe, chậm nói”.

Tóm lại:   Nếu ông là người Do-thái mà còn sống như người dân ngoại, chứ không như người Do-thái, thì làm sao ông lại ép người dân ngoại phải xử sự như người Do-thái ?”.
    Đôi khi chúng ta ép buộc những tín hữu khác theo một số điều luật nào đó nhưng ngược lại chính mình thì không đủ sức để làm theo luật ấy, cho dù lòng mình muốn và có nhiều nổ lực. Cho nên, đời sống bởi đức tin của người công chính thì họ hoàn toàn phụ thuộc vào sự tể trị của Thiên Chúa từ bên trong tấm lòng và cả bên ngoài hành vi của mình.  Đời sống ấy chỉ bởi tin mà hành động, những việc làm được lưu xuất từ trái Thánh Linh khiến con người tin có một bản năng tự nhiên cư xử với mọi người chung quanh bằng tình yêu thương của Đức Chúa Trời.  Tự họ không thể cố gắn hay một nổ lực công đức nào và bởi một luật lệ nào.  Nếu có chăng chỉ là sự ngụy tạo, hậu quả là sự chia rẽ xảy ra và mọi điều ác khác xuất hiện.
    Chúng ta vững vàng hơn trong đức tin nơi Chúa Jesus không sợ hãi lung lay mà thêm thắt công đức hay luật pháp để chúng ta đừng trở nên kẻ làm rối trí anh chị em mình trong Hội thành Chúa  Nhất là đừng làm cho sự cứu rỗi trong chương trình của Thiên Chúa trở nên vô ích. Amen!

0


Theo dõi: Blogspot | Facebook | Twitter | Google+

Đăng bởi Tin Lanh Mennonite on 21:28. Chuyên Mục , . Chào mừng quí vị đã đến với Blog's của David Nguyễn. Nếu thấy nội dung blog's có ích cho quí vị xin vui lòng chia sẻ nó cho những người khác. Xin chân thành cảm ơn! Davidnguyen. Mọi thắc mắc, góp ý xây dựng xin liên hệ! tại đây.

0 nhận xét for Chương 2 Phần 03 từ câu 11-21

Đăng một nhận xét

BÀI MỚI

NHẬN XÉT MỚI

MEDIA

TIN TỨC

...

LÊN ĐẦU TRANG