Có phải nước Mỹ bị "quả báo" vụ 11/9?
Hôm nay, người dân khắp nơi trên nước Mỹ đang bước vào giây phút Bấm tưởng niệm biến cố 11/9 của mười năm về trước.
Từng phút từng giây của buổi sáng hôm ấy được nhắc lại như một ám ảnh khủng khiếp của một thập kỷ đã trôi qua và sẽ còn ám ảnh lâu dài trong lịch sử Hoa Kỳ và thế giới.
Trong lúc khắp nơi những lời xót xa thương tiếc vang lên cho 3000 nạn nhân vô tội thì còn một sự thương tiếc to lớn hơn cho sự tan vỡ lòng tin giữa hai thế giới Tây Phương và Hồi Giáo không biết bao giờ mới có sự hàn gắn.
Cho dù các chính khách thế giới và những nhà xã hội học tìm cách trấn an và xoa dịu những mặc cảm sâu kín ở trong lòng như là một biện pháp hòa giải xã hội nhưng hình ảnh 11/9 vẫn sẽ là ám ảnh tội lỗi do thế lực Hồi Giáo cực đoan gây nên làm những người theo Hồi Giáo dù ít dù nhiều trên nước Mỹ có phần lương tâm gánh chịu.
Trong dịp này, trên đài truyền hình CNN ở Mỹ có một chương trình phóng sự xã hội mang tên "Unwelcome: The Muslim Next Door" (Không hoan nghênh, người Hồi Giáo hàng xóm).
Biến cố 11/9 không chỉ là một nhóm Hồi Giáo cực đoan mà còn là sự tích lũy thù hận bao đời, nay bỗng dưng giáng vào đầu nước Mỹ."
Trong đó nói đến việc một cộng đồng cả da đen da trắng ở miền Nam Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chặn không cho những người Hồi Giáo xây dựng đền thờ trong thành phố.
Cho dù, dựa vào Hiến pháp Hoa Kỳ thì cộng đồng Hồi Giáo được bảo vệ nhưng về mặt nền tảng thì người Cơ Đốc giáo cảm thấy bị xâm lăng và đe doạ về mặt văn hóa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng.
Phiên tòa tranh tụng diễn ra theo thủ tục nhưng những người Mỹ Cơ Đốc giáo có mục tiêu ý thức hệ cao hơn muốn coi đây là một tuyên ngôn thời đại đánh vào thánh địa tâm linh và cơ bản hiến pháp về tự do tôn giáo.
Họ muốn phủ nhận Hồi Giáo như là một tôn giáo theo định nghĩa tôn giáo trong hiến pháp khi Hoa Kỳ lập quốc. Mặc dù quan tòa phán rằng cộng đồng Hồi Giáo được tiếp tục xây đền thờ nhưng rồi ở một vùng dân cư Cơ Đốc mạnh như thế họ không thể kiếm ra nhà thầu cho việc xây cất.
Hai bên vẫn tiếp tục thách thức nhau tồn tại như hai anh hùng đi trên một con đường hẹp, không thể nào có sự dung hợp về lâu về dài.
'Cực đoan, phi lý'
Tổng thống Mỹ an ủi người vợ của một nhân viên cứu hỏa thiệt mạng trong vụ khủng bố chấn động 10 năm về trước. |
Ở một góc cạnh khác trong phóng sự truyền hình này đã mô tả những người Cơ Đốc giáo ở miền Nam có phần cực đoan phi lý nhưng khi chiếu đến những hội đồng giáo sĩ đạo Hồi thì đa phần đến từ các quốc gia Trung Đông như Ai Cập, Syria…
Họ rất rành rọt trong việc dùng cả Hiến pháp Hoa Kỳ để tự bảo vệ làm người Mỹ duy lý nói chung cũng ám ảnh đến một sự nghi ngờ bất an nào đó không thể nào giải thích.
Nếu thực sự họ yêu đất nước và Hiến pháp Hoa Kỳ thế thì tại sao lối sống như có vẻ đi ngược lại những tự do và giải phóng bản năng theo tiêu chuẩn xã hội Hoa Kỳ?
Tất cả đều quy vào biến cố 11/9 để làm cơ sở phán xét.
Do vẫn có nhiều người Hồi Giáo mang phải lương tâm gánh chịu không thể cất tiếng vì lỗi tại "đồng đạo" Hồi Giáo gây ra. Một số lên tiếng thì lâm vào việc chỉ trích thách thức đạo đức Tây Phương càng dẫn đến việc đào sâu những thâm thù giữa hai thế giới này từ thời Trung Cổ.
Sau biến cố 11/9, nhiều người Việt (như tôi) cảm thấy như gắn bó với vận mệnh đất nước Hoa Kỳ hơn bao giờ hết vì phải đối đầu với những mất mát có thể đong đếm được. "
Trong lúc đó, những đài phát thanh cánh hữu ở Mỹ không ngại kêu gọi người Hồi Giáo cấp tiến cân nhắc ngay cả việc cần phải bỏ đạo Hồi như là một xu hướng tìm đến sự tự do. Đây là đặc điểm cạnh tranh văn minh bất chấp cả những nhạy cảm về sắc tộc và nguồn gốc.
Nếu làm một công dân Hoa Kỳ đúng nghĩa mà theo đạo Hồi có lẽ sẽ gánh chịu những day dứt này không biết bao giờ mới thôi.
Hàng ngàn nạn nhân, hàng vạn gia đình và hàng triệu lời than khóc… Sau những tên tuổi họ vẫn lưu lại trên cõi đời còn là những nụ cười hạnh phúc, hình ảnh của một thế giới văn minh đương đại bậc nhất làm nhiều người có thể liên tưởng đến cuộc sống và những tai họa bất ngờ.
Cần nói thêm rằng, trong số 3.000 người chết oan do "va chạm văn minh Tây Phương - Hồi Giáo" phần lớn là những tinh hoa của đất nước Hoa Kỳ.
Cảm xúc của người Việt
Người dân Nhật Bản cầu nguyện cho công dân Nhật và những người khác thiệt mạng trong vụ khủng bố 11/9 hôm Chủ Nhật ở Tokyo. |
Trong lúc đó, về mặt dân số những người Việt Nam ở Mỹ phần lớn theo đạo Phật. Một tôn giáo còn xa hơn khái niệm tôn giáo trong hiến pháp nhưng hầu như không có mâu thuẫn hay thách thức nào trong việc dung hợp vào xã hội Hoa Kỳ.
Theo tôi, đây cũng là điều may mắn cho những nền văn hóa không có mâu thuẫn một mất một còn với văn minh Tây Phương do lịch sử để lại.
Sau biến cố 11/9, nhiều người Việt (như tôi) cảm thấy như gắn bó với vận mệnh đất nước Hoa Kỳ hơn bao giờ hết vì phải đối đầu với những mất mát có thể đong đếm được.
Tôi đã từng chứng kiến và tưởng niệm những thanh niên người Mỹ gốc Việt đã hy sinh trên chiến trường Iraq và Afganistan và trong lòng mang rất nhiều tâm trạng cho sự đóng góp của người Việt cho đất nước Hoa Kỳ và liên tưởng đến các thế hệ sau này.
Có lẽ, cảm xúc mất mát này những người Việt Nam trong nước có thể không hiểu.
Nhưng đây là một cuộc chiến duy ý chí, nhắc đến như càng có cơ hội giải toả những uẩn ức về chính trị mà Việt Nam vốn là một nước cựu thù với Mỹ thường được phe Hồi Giáo cực đoan tâng bốc"
Nếu biến cố này ở một nước nào khác như Tây Ban Nha, Ấn Độ hoặc nơi đó không có số lượng người Việt đông đảo thì người ta chỉ nghe qua cảm thấy thương xót rồi sẽ quên.
Nhưng đây là một cuộc chiến duy ý chí, nhắc đến như càng có cơ hội giải toả những uẩn ức về chính trị mà Việt Nam vốn là một nước cựu thù với Mỹ thường được phe Hồi Giáo cực đoan tâng bốc.
Do đó, người Việt Nam trong nước vô hình trung được tạo dựng nên những tự mãn, vô cảm và thiếu sự xót thương với người Mỹ.
Trên mạng vẫn diễn ra cuộc đấu khẩu về biến cố 11/9 giữa hai xu hướng đối chọi ở Việt Nam.
Sau 10 năm, đài BBC ra thăm dò vẫn cho thấy nhiều người Việt còn hả hê cho rằng nước Mỹ bị quả báo nên mới như vậy.
Đây cũng là điều đáng tiếc về niềm đau rất riêng trong thế giới người Việt.
___________________________________
© BBC